Top 04 loại trái cây đặc sản Hậu Giang

Hậu Giang đẹp trong mắt du khách không chỉ với nhiều khu du lịch sinh thái mà còn có nhiều trái cây đặc sản của miền quê sông nước. Hãy cùng chúng tôi khám phá xem trái cây đặc sản Hậu Giang có những gì qua bài viết dưới đây.

Bưởi Năm roi Phú Hữu

Nếu đã nhắc đến trái cây đặc sản Hậu Giang rồi thì ta không thể không nhắc đến bưởi năm roi Phú Hữu. Cụ thể, loại trái cây đặc sản này được trồng ở trái cây đặc sản Hậu Giang với đặc điểm quả to, bóc múi róc, núm xổm cao, quả không có hạt và thịt có màu vàng tương tự như màu mỡ gà, khi ăn thì có vị ngọt thanh và hơi chua nhẹ.

Nhờ đất đai trù phú, điều kiện khí hậu thích hợp nên bưởi năm roi Phú Hữu cho năng suất cao, bình quân trồng được 500 gốc/ha và mỗi gốc thì cho ra khoảng 150kg trái.

Nhiều nhà khoa học nhận định rằng, nhờ có đất đai được phù sa của sông Hậu bồi đắp, tích lũy qua nhiều thế kỷ nên bưởi năm roi tại đây cho ra trai thơm ngon, ngọt thanh hơn so với nhiều nơi khác. Sự tích cây bước Phú Hữu được xuất hiện lần đầu tiên được cho là do một lão nông lấy giống ở Sóc Trăng về trong cách đây khoảng 30 đến 40 năm.

Hiện nay, bưởi năm roi được cho là một sản phẩm chủ lực, thúc đẩy phát triển kinh tế và du lịch ở tỉnh Hậu Giang. Một trong những hoạt động được nhiều du khách yêu thích nhất mỗi khi đến với Hậu Giang đó là đi thăm thú vườn bưởi Năm roi trĩu quả và thưởng thức những trái bưởi tại cây tươi ngon, thơm ngọt và dịu mát.

Nếu bạn đã có cơ hội đặt chân đến tỉnh miền Tây Nam Bộ này rồi thì đừng quên thưởng thức món trái cây đặc sản Hậu Giang nức tiếng rồi này nhé!

trái cây đặc sản hậu giang
Trái cây đặc sản Hậu Giang - Bưởi Năm roi Phú Hữu

Khóm Cầu Đúc

Đã từ lâu, quả khóm Cầu Đúc đã trở thành một trong những món trái cây đặc sản Hậu Giang vang danh khắp Nam kỳ lục tỉnh. Loại trái cây này được trồng chủ yếu ở huyện Thanh Mỹ và thành phố Vị Thanh. Khóm Cầu Đúc được trồng từ khoảng 80 năm trở về trước.

Còn nếu bạn đang thắc mắc tạo sao nó lại có tên Khóm Cầu Đúc thì chúng tôi sẽ giải đáp như sau: Ngày xưa, người dân xã Hòa Tiến thường bán khóm ở dưới chân một cây cầu đúc xi-măng bắc ngang sông Cái Lớn. Một thời gian sau, các thương lại họp thành một cái chợ nhỏ và khóm bán tại đây được gọi luôn là khóm Cầu Đúc.

Về nguồn gốc, khóm Cầu Đúc bắt nguồn từ Thái Lan, trung bình mỗi quả nặng từ 1,5-2kg. Khóm khi ăn vào có vị ngọt thanh, giòn, ít xơ, thịt khóm có màu vàng đậm, có khả năng bảo quản được khoảng 15 ngày mà không lo bị hỏng.

Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, kỹ thuật canh tác phát triển tốt bên cây khóm Cầu Đúc cho năng xuất cao, thu hoạch trung bình 20 tấn khóm/ha mỗi năm. Khóm Cầu Đúc từ lâu đã trở thành nông sản chủ lực, góp phần vào phát triển kinh tế cho người dân địa phương. Khóm Cầu Đúc hiện này được tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành trên cả nước và xuất khẩu sang nước ngoài.

trái cây đặc sản hậu giang
Khóm Cầu Đúc

Quýt đường Long Trị

Loại trái cây đặc sản Hậu Giang tiếp theo mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đó là quýt đường Long Trị. Loại trái cây này được trồng chủ yếu ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù sa màu mỡ cây quýt Long Trị phát triển nhanh chóng, cho quả to, mọng nước, vỏ mỏng, hương vị thơm ngon, ngọt mát. Quýt Long Trị có thể bảo quản được trong thời gian dài mà không sợ bị hỏng.

Thường thì quýt Long Trị được thu hoạch vào tháng 7 đến tháng 10 âm lịch. Tuy nhiên, hiện nay nhờ tiến bộ của khoa học công nghệ nên các nhà vườn có thể trồng và thu hoạch quýt trái mùa và mang lại giá trị kinh tế cao.

Quýt Long Trị phải sau 5 đến 7 năm mới cho ra quả lại nhưng cây quýt này có tuổi thọ kéo dài từ 30 đến 50 năm. Theo thống kê mới nhất, tỉnh Hậu Giang đang cung cấp ra thị trường 5.000 - 6.000 tấn quýt đường Long Trị mỗi năm để phục vụ cho các tỉnh thành lân cận.

trái cây đặc sản hậu giang
Quýt đường Long Trị

Cam sành Ngã Bảy

Một trong những loại trái cây đặc sản Hậu Giang tiếp theo mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đó là cam sành Ngã Bảy. So với cam sành được trồng ở nơi khác thì cam sành ở Hậu Giang cho chất lượng quả ngọt và thơm hơn. Khi cam chín cho tép cam màu vàng cam đậm, nhiều nước.

Cam sử dụng làm nước giải khát rất tốt cho sức khỏe, người dân có thể chế biến thành rượu cam sành. Đây cùng là một trong những món đặc sản của vùng đất bảy nhánh sông này.

Cam sành Ngã Bảy

Trên đây là một số loại trái cây đặc sản Hậu Giang mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Trái cây được trồng tại Hậu Giang đều có vị ngon, ngọt đặc trưng của mảnh đất phù sa trù phú. Khi đến với vùng đất này rồi thì các bạn đừng quên thưởng thức các loại trái cây đặc sản này nhé.

Xem thêm:

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/trai-cay-dac-san-hau-giang-a39771.html