Executive

Hãy cùng, Hải Đăng Travel tìm hiểu một số từ khi kết hợp với Executive. Khi Executive kết hợp với những từ khác thì nghĩa của chúng hoàn toàn khác nhau. Sau đây bạn có thể tham khảo nghĩa của từ Executive là chức vụ gì trong từng tình huống cụ thể nhé.

Executive

2.1 Sales Executive là gì ?

Sale Executive nghĩa là chuyên viên kinh doanh. Sale Executive giữ chức vụ điều hành và quản lý công việc kinh doanh theo từng khu vực tùy thuộc vào kinh nghiệm và sự phân công của công ty.

Để trở thành một chuyên viên Sales Executive thì phải sở hữu những kỹ năng quan trọng như: giao tiếp, đàm phán, nắm bắt được tâm lý khách hàng, chăm sóc khách hàng và có kỹ năng xử lý những tình huống phát sinh… là không thể thiếu đối với một chuyên viên kinh doanh.

Các cấp bậc trong ngành sales hiện nay:

2.2 Account Executive là gì?

Account Executive là cầu nối giữa khách hàng và công ty, họ là người trực tiếp chịu trách nhiệm chính trong việc quản lí các vấn đề giao tiếp với khách hàng. Họ sẽ tiếp nhận khách hàng từ nhân viên kinh doanh để tiếp tục công việc chăm sóc, theo dõi, hỗ trợ và đảm bảo tiến độ cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng.

Account Executive hay còn được xem là người đại diện trao đổi liên lạc giữa khách hàng và nhóm thực thi xuyên suốt trong quá trình triển khai dự án, các yếu tố của công việc bao gồm lập kế hoạch, điều phối hoạt động và quản lý tiến độ dự án để đảm bảo quyền lợi cho cả khách hàng và công ty.

Người giữ vị trí Account Executive phải là người vững vàng về chuyên môn, nắm vững bức tranh tổng của một dự án để hỗ trợ hoàn thành dự án với những kết quả vượt ngoài mong đợi.

Các công việc chính của một Account Executive:

2.3 Chief Executive Officer là gì?

Chief Executive Officer viết tắt là CEO, nghĩa là giám đốc điều hành doanh nghiệp. Đây là vị trí cao nhất trong mỗi doanh nghiệp. Giám đốc điều hành có quyền điều hành, giữ trách nhiệm thực hiện những chính sách của hội đồng quản trị đảm bảo sự phát triển của công ty.

Trong doanh nghiệp, CEO là người có trách nhiệm đưa ra những chiến lược, kế hoạch để điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả. Giám đốc điều hành có trách nhiệm cho sự thành công của toàn bộ doanh nghiệp, mọi quyết định trong doanh nghiệp thì CEO là người có quyền quyết định cuối cùng.

Tùy thuộc vào quy mô của tổ chức, CEO thường là người điều hành và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị hoặc CEO là người sáng lập và là chủ sở hữu công ty. Khi đó, Hội đồng quản trị phần lớn đóng vai trò tư vấn và hỗ trợ CEO.

2.4 Executive Assistant là gì?

Executive Assistant hay còn có thể gọi là Assistant Manager, nghĩa là trợ lý giám đốc. Đây là người trực tiếp làm việc cùng giám đốc trong công ty, đại diện giám đốc giải quyết những công việc liên quan. Trong doanh nghiệp, trợ lý giám đốc là cánh tay đắc lực hỗ trợ giám đốc trong mọi việc.

Trợ lý giám đốc còn đóng vai trò tham mưu cho giám đốc, thay mặt giám đốc xử lý những công việc trong phạm vi. Đồng thời, phải lên lịch trình, lịch hẹn, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý các thủ tục hành chính để hỗ trợ giám đốc hoàn thành tốt mọi công việc.

Trợ lý giám đốc là một trong những vị trí không chỉ yêu cầu có kiến thứ và kỹ năng vững vàng thì còn đòi hỏi họ phải giàu kinh nghiệm, linh hoạt và nhạy bén trong việc xử lý tình huống, hỗ trợ đắc lực cho giám đốc trong mọi tình huống công việc một cách tốt nhất.

Một trợ lý giám đốc phải có những kỹ năng cần thiết sau:

2.5 Executive Director là gì?

Executive Director là giám đốc điều hành, Executive Director và Chief Executive Officer có nghĩa tương tự nhau nhưng Executive Director thường được sử dụng trong các tổ chức phi lợi nhuận và không phổ biến bằng Chief Executive Officer.

2.6 Executive Board là gì?

Board of Directors viết tắt là BOD, nghĩa là hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội công đông.

Executive Board hay Executive Committee là ban kiểm soát công ty. Đây là một bộ phận của một công ty có nhiệm vụ giống như các cơ quan tư pháp trong mô hình tam quyền phân lập nhằm giúp các cổ đông kiểm soát hoạt động quản trị và quản lý điều hành công ty.

Theo Luật doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có trên 11 thành viên phải có ban kiểm soát. Ban kiểm soát do hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn) hoặc đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần) bầu ra.

Số lượng thành viên, quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của ban kiểm soát công ty trách nhiệm hữu hạn do điều lệ của công ty quy định.

2,7 Marketing Executive là gì?

Marketing Executive được hiểu là người quản lý nhân viên marketing. Người thực hiện công việc này là cầu nối cho mối quan hệ giữa khách hàng và sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty.

Người làm Marketing Excutive phải là người chủ động lên kế hoạch xây dựng các chương trình, chiến dịch trải nghiệm cho khách hàng, chủ động đề xuất các ý tưởng mới để triển khai, thu hút sự chú ý của khách hàng và chịu trách nhiệm trực tiếp dưới quyền quản lý của Marketing Manager.

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/business-executive-la-gi-a39659.html