Cây vạn niên thanh có độc không?

Trước khi trồng bất cứ loại cây cảnh nào, chúng ta cũng nên tìm hiểu về độc tính của loài thực vật đó. Vạn niên thành có nhiều loài, loài nào cũng có tính thẩm mỹ cao. Vạn niên thanh còn có tác dụng lọc không khí nên được nhiều người chọn để trang trí trong nhà, ban công hay nơi làm việc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi về độc tố của loài thực vật này. Vậy thực tế, cây vạn niên thanh có độc không?

Cây vạn niên thanh là cây gì?

Cây vạn niên thanh (tên khoa học là Rohdea japonica Rosh) là loài thực vật thuộc họ ráy, có lá mầm. Đây là loài thân thảo, có thể sống nhiều năm, thân dài khoảng 40cm. Rễ cây có nhiều đốt, mỗi đốt lại có nhiều rễ con. Lá vạn niên thanh thường hình tim, màu xanh, mềm, to từ 4 - 6cm. Vạn niên thanh cũng có hoa màu trắng nhưng thường ít gặp.

Vạn niên thanh là cây ưa bóng râm nên chúng thích hợp để trồng trong nhà. Đây cũng là một trong số những lý do khiến loài thực vật này thường được trồng làm cảnh trong gia đình hoặc văn phòng làm việc. Ngoài ra, nó còn là loài thực vật cảnh khá được ưa chuộng vì dễ chăm sóc, sức sống bền bỉ, tính thẩm mỹ cao.

Theo thống kê, có đến hơn 50 loại vạn niên thanh khác nhau. Nhưng 3 loài phổ biến nhất mà chúng ta thường thấy là vạn niên thanh lá bẹ, vạn niên thanh lá đỏ và vạn niên thanh lá đốm. Ngoài ra còn một số loài khác như vạn niên thanh mép trắng, vạn niên thanh mép vàng,...

Nhiều người thắc mắc cây vạn niên thanh có độc không?

Cây vạn niên thanh có độc không?

Có những lời đồn về việc cây vạn niên thanh có thể gây chết người khiến nhiều người dù yêu thích nhưng vẫn còn dè dặt khi lựa chọn loại cây cảnh này. Nhưng thực tế, tin đồn này không hề có cơ sở khoa học. Trên lá cây vạn niên thanh có một chất tên là calcium oxalate. Chất này cũng có trong nhiều loại thực vật họ ráy khác như cây ráy, khoai sọ, khoai ngứa, khoai môn,... Đây cũng là chất gây nên bệnh sỏi thận.

Đây thực chất là một hợp chất hóa học tồn tại dưới dạng tinh thể hình kim. Khi chúng tiếp xúc với da hoặc niêm mạc miệng sẽ gây ra cảm giác châm chích giống như bị những mảnh kim loại siêu nhỏ sắc nhọn đâm vào. Calcium oxalate tồn tại ở nhựa, chủ yếu tiết ra từ lá cây. Đây là lý do nếu không may ăn phải lá cây, niêm mạc miệng sẽ có cảm giác bỏng rát, tê môi,... Nếu ăn quá nhiều, Calcium Oxalate có thể làm tổn thương thực quản. Một số người có cơ địa quá mẫn với chất này có thể gặp các phản ứng dị ứng như: Buồn nôn, khó thở.

Vì vậy, ngay cả khi biết chắc cây vạn niên thanh không độc đến mức gây chết người, nhưng nếu trồng nó trong nhà bạn hãy đảm bảo để cây tránh xa tầm tay trẻ em. Nếu không may bị nhựa cây vạn niên thanh làm ngứa da, hãy rửa sạch bằng nước muối loãng ấm hoặc dùng máy sấy tóc hơ vùng da dính nhựa sẽ đỡ. Nếu không may ai phải lá vạn niên thanh, súc miệng bằng nước muối cũng sẽ giúp giảm bớt triệu chứng khó chịu.

cay-van-nien-thanh-co-doc-khong-2.jpgCây vạn niên thanh không có độc tính mạnh như nhiều người vẫn nghĩ

Công dụng của cây vạn niên thanh với sức khỏe

Cây vạn niên thanh được yêu thích không chỉ bởi tính thẩm mỹ mà còn vì loài cây cảnh này mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể là:

Làm sạch không khí, tạo môi trường sống trong lành

Cây vạn niên thanh được biết đến với công dụng thanh lọc không khí, giảm khí cacbonic và tăng lượng oxy. Ngoài ra, đây là một trong số ít loài cây trong nhà có khả năng hấp thụ các tia bức xạ phát ra từ các thiết bị điện tử như máy tính, tivi, điện thoại, sóng wifi,... Trồng cây vạn niên thanh trong nhà cũng là một cách góp phần nâng cao sức khỏe.

Cây vạn niên thanh dùng làm thuốc chữa bệnh

Trong Đông y, thân và rễ của cây vạn niên thanh đều có thể dùng trong các bài thuốc chữa bệnh. Chúng ta có thể dùng thân, rễ tươi hoặc phơi khô để dùng dần. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc chữa bệnh từ vạn niên thanh như:

Nước sắc từ cây vạn niên thanh chữa được nhiều bệnh

Khi có bất cứ vấn đề sức khỏe nào, bạn nên đi khám xét kỹ càng và điều trị theo chỉ định của bác sĩ trước khi dùng bài thuốc từ cây vạn niên thanh. Ngoài ra, thêm một vấn đề quan trọng cần lưu ý, bạn không nên mua cây vạn niên thanh từ cửa hàng cây cảnh về làm thuốc chữa bệnh.

Một số lưu ý khi sử dụng cây vạn niên thanh

Tuy là một vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền, nhưng cây vạn niên thanh có chứa chất độc có thể gây ngứa da hoặc cộm mắt nếu dính vào. Nếu vô tình ăn phải sẽ có các triệu chứng như đỏ lưỡi, tê môi, ngứa họng, nói khó,... Bên cạnh đó, nếu sử dụng lượng lớn lá vạn niên thanh thì có thể gây nôn mửa, sùi bọt mép. Vì vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng vạn niên thanh theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ y học cổ truyền

Nhựa của cây vạn niên thanh độc, nếu không may dính phải nhựa cây thì bạn không nên gãi mà hãy dùng cách hơ nóng vùng da bị dính nhựa là sẽ khỏi. Nếu dính nhựa vào mắt, miệng thì cần rửa bằng nước sạch. Sau đó, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị.

Khi trúng độc vạn niên thanh, hệ thần kinh sẽ bị kích thích và ức chế tim. Để khắc phục tình trạng này thì người bệnh cần được rửa dạ dày, tiêm atropine,...

Tóm lại, cây vạn niên thanh có độc không? Dù loài thực vật này có nhiều công dụng, nhưng bạn cũng đừng quên nó chứa độc tố nhẹ gây hại nên người bệnh không được tự ý sử dụng các bài thuốc thuốc hoặc thay đổi liều lượng để tránh một số tác dụng phụ khó lường. Bạn cần chú ý nơi đặt cây tránh xa tầm tay trẻ nhỏ. Nhựa vạn niên thanh dính vào da cũng gây ngứa, nặng hơn là đau rát.

Xem thêm: Cây vạn niên thanh và cây ngọc ngân phân biệt như thế nào?

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/van-nien-thanh-a38545.html