Chán yêu hay chán nhau?

Quy luật giá trị giảm dần: Nỗ lực ban đầu sẽ dần mất đi hiệu quả ban đầu

Những cặp đôi yêu nhau lâu năm thường sẽ đến một giai đoạn mà thấy cái gì cũng “nhàn nhạt”. Đại khái, đây là khi bạn cảm thấy mọi thứ mất dần đi vẻ lấp lánh như thuở ban đầu của nó. Nụ hôn không còn khiến trái tim bạn đập loạn nhịp, buổi đi chơi cuối tuần chẳng còn làm bạn ngóng chờ, hay dòng tin nhắn chúc ngủ ngon cũng dần biến thành lẽ thường.

Người ta có 7749 cách lý giải khác nhau về cái sự nhàn nhạt này. Căn bản, cảm xúc hừng hực lúc mới yêu vốn không phải là trạng thái xuyên suốt của con người. Sau một thời gian, các hormone hưng phấn sẽ giảm dần để đưa bạn trở về trạng thái bình thường. Điều này khiến những cử chỉ thân mật phần nào mất đi tác dụng thần thánh ban đầu của nó.

Hoặc trong đầu tư kinh doanh, người ta cũng có một thứ gọi là Quy luật giá trị giảm dần (law of dimishing returns). Cụ thể, đây là khi đầu vô (input) tức thời gian, tiền bạc, công sức và đầu ra (output) không còn tương ứng với nhau. Chẳng hạn, việc tuyển x2 nhân viên không đảm bảo sẽ cho ra x2 sản phẩm, cũng giống như cùng là một buổi đi chơi nhưng bạn không đạt được hiệu ứng bừng lửa thuở mới yêu.

alt
Quy luật giá trị giảm dần: Nỗ lực ban đầu sẽ dần mất đi hiệu quả ban đầu

Khác với giai đoạn tán tỉnh, nỗ lực của chúng ta thường “đi ngang” khi yêu nhau một thời gian dài: Dòng tin nhắn chào buổi sáng, cuộc hẹn hò vào mỗi cuối tuần, quán ăn quen thuộc mà cả hai ngại đổi vì lười nghĩ.

Nếu trong kinh doanh, một công ty không tăng trưởng đồng nghĩa với thụt lùi (bởi lạm phát), thì trong tình yêu việc đi ngang quá lâu cũng dẫn đến cảm giác… chán. Và khác với các bộ phim drama, người ta chia tay vì những lý do rất giật gân (ngoại tình, gia đình ngăn cấm, khác biệt giai cấp). Người bình thường hết yêu có khi chỉ vì thấy chán.

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/chan-trong-tinh-yeu-a38249.html