Sau sinh bao lâu thì được ăn bún để an toàn cho mẹ và bé?
Đến đây, chắc hẳn mẹ phải giật mình vì những chất có thể được thêm vào trong bột gạo để làm bún. Vậy, mẹ sau sinh có được ăn bún không? Sinh mổ ăn bún được không? Câu trả lời là không các mẹ nhé. Mới sinh con các mẹ không được ăn bún, bởi 2 lý do:
Bún có thể chứa các phụ gia, hóa chất độc hại, như MarryBaby vừa phân tích.
Trong trường hợp mẹ đảm bảo được việc bún mua tại các cơ sở uy tín, không có hóa chất độc hại hoặc có thể tự làm bún tại nhà thì mẹ mới sinh cũng hạn chế ăn nhiều bún. Vì mới sinh con, hệ tiêu hóa của người mẹ còn yếu, trong khi bún được làm từ quá trình lên men của gạo. Vì vậy khi ăn nhiều sẽ rất dẫn đến tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
Vậy nên, để an toàn cho tiêu hóa của mẹ và sức khỏe của trẻ, mẹ sau sinh nên kiêng ăn bún. Nhưng kiêng đến bao lâu là hợp lý? Mẹ sau sinh bao lâu thì được ăn bún?
Mẹ sau sinh bao lâu được ăn bún?
Sau sinh bao lâu thì được ăn bún? Cho con bú ăn bún được không? Mẹ cần phải hạn chế bún trong thực đơn của mình trong ít nhất là một tháng đầu sau sinh. Khoảng sau 2 tháng mẹ có thể ăn bún bình thường, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều và không ăn thường xuyên.
Ngoài ra, mẹ nên tìm những cơ sở làm bún đáng tin cậy để tránh tình trạng gây độc hại cho cơ thể.
Mách mẹ cách phân biệt bún “sạch” và chứa hóa chất
Sau sinh bao lâu thì được ăn bún? Ngoài 2 tháng là khoảng thời gian hợp lý. Nhưng khi mua, nhớ cẩn thận để tránh bún chứa hóa chất. Mẹ có thể áp dụng những cách này để phân biệt bún “sạch” và bún có hóa chất:
Bún sạch, bún không sử dụng hóa chất không để được lâu, thường để lâu hoặc qua ngày sẽ bị chua và ôi thiu. Những loại bún để 2-3 ngày mà chưa có dấu hiệu ôi thiu, nhai trong miệng không có mùi vị là loại sử nhiều dụng hóa chất.
Mẹ có thể dùng que thử được bán sẵn hoặc dùng bột nghệ để thử hàn the trong bún, nếu thấy bún chuyển sang màu xám thì trong đó có chứa hàn the. Bún chứa hàn the, sợi bún dai giòn hơn, khó đứt gãy (kiểm tra độ kết dính của bún bằng cách đơn giản đó là: dùng 2 đầu ngón tay miết vào sợi bún, nếu bún mềm, hơi nát, dính tay là bún sạch, còn ngược lại là chứa hóa chất).
Để biết bún có chứa chất huỳnh quang hay không, mẹ chỉ cần nhìn vào màu sắc của sợi bún. Bún được làm từ bột gạo nguyên chất, không pha tạp, có sợi màu trắng đục hoặc tối màu. Ngược lại, bún có chất bảo quản, hóa chất sẽ có màu trắng trong, sáng và sợi bún có độ bóng bẩy.
Ngoài ra, mẹ chỉ cần dùng đèn cực tím như đèn soi tiền chiếu vào. Nếu nhìn thấy bún phát sáng thì có nhiễm chất tinopal. Loại bún này còn có độ dai và giòn, ít kết dính, để lâu mới bị thiu và không ngửi thấy mùi chua hỏng trong thời gian dài.
Mẹ có thể sử dụng cà phê tươi để kiểm tra bún có chứa formol hay không. Nếu có chứa chất này, nước trụng bún sẽ cho ra kết tủa đỏ. (Nấu nước cà phê tươi từ 7-10 phút, pha hỗn hợp nước cà phê tươi, nước trụng bún với axit hidro clorua đặc, sau đó đun cách thủy trong vòng 10 phút. Hỗn hợp thu được kết tủa đỏ là bún có chứa formol).
Khi mua bún tươi, mẹ cần lựa chọn những cửa hàng uy tín, đáng tin cậy. Nếu như không dùng ngay, mẹ nên bảo quản ở những nơi thoáng mát như tủ lạnh, tránh những nơi có nhiệt độ cao hoặc ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
Nếu thích ăn bún thường xuyên, mẹ nên sử dụng bún khô. Ăn bún khô mẹ cũng nên kiểm tra kỹ nguồn gốc, nhãn hiệu, nhà sản xuất, hạn sử dụng…
>>> Bạn có thể tham khảo: 12 đồ ăn vặt cho bà đẻ lợi sữa trong tháng đầu sau sinh