10 mũi tiêm không có trong tiêm chủng mở rộng quan trọng cần tiêm

Những mũi tiêm không có trong Tiêm chủng mở rộng như cúm, thủy đậu, dại, vắc xin phòng các bệnh do phế cầu, vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu,… rất quan trọng cần phải tiêm sớm, tiêm đầy đủ đúng lịch để bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, biến chứng cao nhưng chưa được phòng ngừa từ tiêm chủng mở rộng.

BS Hà Mạnh Cường, Quản lý Y khoa Vùng 3 - miền Trung - Tây Nguyên, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Bên cạnh 12 loại vắc xin có trong chương trình tiêm chủng mở rộng, vẫn còn hơn 40 loại vắc xin phòng gần 50 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hiện có tại các trung tâm tiêm chủng dịch vụ như Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng cho trẻ em và người lớn VNVC nhưng chưa được các gia đình quan tâm và đưa trẻ đến tiêm đầy đủ, khiến số trẻ mỗi năm bị lây nhiễm, nhập viện, thậm chí tử vong không ngừng gia tăng”.

những mũi tiêm không có trong tiêm chủng mở rộng

Vì sao cần tiêm các mũi nằm ngoài tiêm chủng mở rộng?

Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) tại Việt Nam trong hơn 30 năm qua đã mang lại hiệu quả rõ rệt, thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em. Tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin dự phòng giảm hàng chục đến hàng trăm lần. Điển hình như bệnh đậu mùa được thanh toán vào cuối những năm 70 của thế kỷ trước, bệnh bại liệt được thanh toán vào năm 2000, uốn ván sơ sinh được thanh toán năm 2005,…

Tuy nhiên, còn khá nhiều vắc xin không có trong tiêm chủng mở rộng. Tính đến tháng 3/2024 có 12 loại vắc xin cố định trong chương trình miễn phí này, tập trung vào phòng các bệnh truyền nhiễm cơ bản trong những năm đầu đời của trẻ. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam có đến hơn 40 loại vắc xin phòng gần 50 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trẻ cần được phòng ngừa ở mỗi giai đoạn của cuộc đời. Mặt khác, lịch tiêm chủng của chương trình TCMR là cố định, gây khó khăn cho nhiều gia đình muốn tiếp cận vắc xin.

Những mũi tiêm không có trong tiêm chủng mở rộng

1. Vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 1,2 triệu ca viêm màng não do não mô cầu, trong đó có 135.000 bệnh nhân tử vong. Khoảng 500.000 ca bệnh được ghi nhận và 50.000 trường hợp tử vong do vi khuẩn não mô cầu. Tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu dao động từ 1-5 người/100.000 dân.

Bệnh viêm màng não do não mô cầu phổ biến nhất ở lứa tuổi tiền học đường. Có 50-60% trường hợp mắc viêm màng não do não mô cầu xảy ra ở trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi. Các trường hợp còn lại xảy ra ở thanh thiếu niên, thanh niên và người trưởng thành từ 25-30 tuổi.

Đây là 1 trong 10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất nước ta, có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm khớp, viêm tai giữa, viêm màng ngoài tim… Trong đó viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết là 2 bệnh cảnh thường gặp có khả năng dẫn đến tử vong trong vòng 24 giờ. Có đến 20% bệnh nhân sống sót sau viêm màng não do não mô cầu chịu di chứng cắt cụt chi, điếc, mù lòa, rối loạn tâm lý, thiểu năng trí tuệ…

bé đang bị bệnh nặng
Viêm màng não do não mô cầu là 1 trong 10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất nước ta, có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Chủ động phòng ngừa viêm màng não do não mô cầu bằng vắc xin ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và những biến chứng, di chứng nặng nề do bệnh mang lại. Tuy nhiên đây là một trong những mũi tiêm không có trong tiêm chủng mở rộng. Các loại vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu được lưu hành tại Việt Nam như:

Vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu nhóm B: Bexsero (Ý)

Vắc xin Bexsero là loại vắc xin đa thành phần (tái tổ hợp, hấp phụ) do hãng dược phẩm Glaxosmithkline - GSK sản xuất, được chỉ định để chủng ngừa cho trẻ và người lớn từ 2 tháng tuổi đến 50 tuổi (chưa đến sinh nhật 51 tuổi) với hiệu quả lên đến 94% phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu khuẩn nhóm B.

Đối với người khỏe mạnh

Trẻ từ 2 tháng tuổi đến < 6 tháng tuổi có lịch tiêm 2 mũi cơ bản:

Mũi nhắc được khuyến cáo tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và cách mũi 2 tối thiểu 6 tháng.

Trẻ từ tròn 6 tháng đến dưới 12 tháng tuổi có lịch tiêm 2 mũi cơ bản:

Mũi nhắc được khuyến cáo tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và cách mũi 2 tối thiểu 2 tháng.

Trẻ từ tròn 1 tuổi đến dưới 2 tuổi có lịch tiêm 2 mũi cơ bản:

Mũi nhắc được khuyến cáo cách mũi 2 tối thiểu 12 tháng.

Trẻ từ tròn 2 tuổi đến 50 tuổi có lịch tiêm 2 mũi cơ bản:

Đối với người có nguy cơ mắc viêm màng não do não mô cầu cần đến trực tiếp các trung tâm tiêm chủng để bác sĩ chỉ định phác đồ tiêm phù hợp.

Vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu nhóm A, C, Y, W

Vắc xin Menactra được sản xuất tại Mỹ, bởi hãng vắc xin hàng đầu thế giới - Sanofi Pasteur. Vắc xin được chỉ định cho trẻ từ 9 tháng đến 55 tuổi (trước sinh nhật lần thứ 56) phòng bệnh viêm màng não mô cầu ACYW do các nhóm huyết thanh A,C,Y, W-135 gây ra.

Đối với người khỏe mạnh

Trẻ từ 9 tháng đến dưới 24 tháng: 2 liều cách nhau ít nhất 3 tháng

Trẻ em từ 2 tuổi đến 55 tuổi (trước sinh nhật lần thứ 56):

Đối với người có nguy cơ mắc viêm màng não do não mô cầu

Trẻ dưới 7 tuổi:

Người tròn 7 tuổi trở lên và người lớn:

2. Vắc xin phòng bệnh Rotavirus

Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC Hoa Kỳ, trước khi có vắc xin, mỗi năm Rotavirus khiến 400.000 trẻ mắc bệnh, hơn 200.000 trẻ nhập viện trong tình trạng nguy cấp, trong số đó có 20-60 trẻ tử vong. Tại Việt Nam, có đến 56% số trẻ nhập viện tiêu chảy cấp là do nhiễm Rotavirus. Hằng năm, số trẻ dưới 5 tuổi tử vong do Rotavirus chiếm từ 4-8% trên tổng số ca tử vong do mọi nguyên nhân. [1]

bé bị tiêu chảy cấp
Mỗi năm, Rotavirus khiến 400.000 trẻ mắc bệnh, hơn 200.000 trẻ nhập viện trong tình trạng nguy cấp

Từ khi có vắc xin ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus đã ngăn ngừa 40.000-50.000 ca nhập viện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại Hoa Kỳ. Nhờ miễn dịch cộng đồng, tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ lớn và người trưởng thành không được chủng ngừa cũng đã giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, đây cũng là mũi tiêm không có trong tiêm chủng mở rộng.

Các loại vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus được lưu hành tại Việt Nam bao gồm:

Vắc xin Rotateq (Mỹ)

Là vắc xin sống giảm độc lực được nghiên cứu và phát triển bởi Meck Sharp and Dohme (MSD) - Mỹ, vắc xin Rotateq được chỉ định phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus cho trẻ từ 7,5 tuần tuổi, với lịch uống cụ thể như sau:

Uống 3 liều, các liều cách nhau tối thiểu 4 tuần:

Vắc xin Rotarix (Bỉ)

Là vắc xin sống, giảm độc lực được nghiên cứu và phát triển bởi GlaxoSmithKline (Bỉ), vắc xin Rotarix được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần tuổi với lịch uống cụ thể như sau:

Uống 2 liều liên tiếp cách nhau tối thiểu 4 tuần.

Vắc xin Rotavin (Việt Nam)

Là vắc xin sống giảm độc lực được nghiên cứu và sản xuất bởi Polyvac - Việt Nam, vắc xin Rotavin được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần tuổi phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus.

Có lịch uống 2 liều liên tiếp cách nhau tối thiểu 4 tuần:

3. Vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn

Mỗi năm trên thế giới có khoảng nửa triệu trẻ em tử vong bởi các bệnh do phế cầu khuẩn. Tại Hoa Kỳ, viêm phổi do phế cầu khuẩn khiến 150.000 người nhập viện, với tỷ lệ tử vong là 5-7% (hay 1 trong 20 người mắc bệnh). Tỷ lệ tử vong thậm chí cao hơn ở người lớn trên 65 tuổi hay ở người có bệnh lý nền mạn tính. [2]

Tiêm chủng là phương pháp phòng bệnh được đánh giá hiệu quả nhất cho trẻ em dưới 2 tuổi, người lớn trên 65 tuổi, người có bệnh lý nền mạn tính hay có các yếu tố nguy cơ khác. Đây là mũi tiêm không có trong tiêm chủng mở rộng. Các loại vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn lưu hành tại Việt Nam, gồm:

Vắc xin Synflorix (Phế cầu 10-Bỉ)

Vắc xin Synflorix phòng 10 chủng vi khuẩn phế cầu gây hội chứng nhiễm trùng, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp,… cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên và trước sinh nhật lần thứ 6.

Vắc xin phòng bệnh do phế cầu dành cho trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi có lịch tiêm:

* Lịch tiêm gồm 4 mũi:

Hoặc:

Vắc xin phòng bệnh do phế cầu dành cho trẻ từ 7-11 tháng tuổi có lịch tiêm:

*Liệu trình tiêm gồm 3 mũi:

Vắc xin phòng bệnh do phế cầu dành cho trẻ từ 12 tháng đến trước sinh nhật lần thứ 6 (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó) có lịch tiêm:

*Liệu trình tiêm gồm 2 mũi:

Vắc xin Prevenar 13 (Phế cầu 13-Bỉ)

Phòng các bệnh phế cầu xâm lấn gây nguy hiểm cho trẻ em và người lớn do 13 chủng phế cầu khuẩn gây ra. Vắc xin được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên và người lớn. Đây là vắc xin không có trong tiêm chủng mở rộng.

Từ 6 tuần tuổi đến dưới 7 tháng tuổi: Lịch tiêm gồm 4 mũi:

(Mũi 4 cách mũi 3 tối thiểu 2 tháng, khi trẻ 11-15 tháng tuổi).

Từ 7 tháng đến dưới 12 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó): Lịch tiêm gồm 3 mũi:

(Mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 2 tháng, khi trẻ trên 1 tuổi)

Từ 12 tháng đến dưới 24 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó): Lịch tiêm gồm 2 mũi:

Từ 24 tháng đến người lớn (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó hoặc chưa từng tiêm vắc xin Pneumo 23): Lịch tiêm 01 mũi.

4. Vắc xin phòng bệnh cúm

Bất kỳ ai cũng có thể mắc cúm. Mỗi năm có khoảng 5-10% người lớn, 15-42% trẻ em trên toàn cầu nhiễm cúm, khoảng 250.000-500.000 người tử vong trong số đó. Tại Việt Nam mỗi năm, trung bình có khoảng 800.000 người mắc cúm ở nhiều độ tuổi khác nhau. Cúm nguy hiểm bởi khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, qua các giọt bắn, nước bọt, dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

bé gái bị bệnh cúm
Mỗi năm có khoảng 5-10% người lớn, 15-42% trẻ em trên toàn cầu nhiễm cúm, khoảng 250.000-500.000 người tử vong trong số đó

Bệnh cúm thường diễn tiến nhẹ từ 2-7 ngày, tuy nhiên ở những đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, hay người mắc bệnh nền về tim, phổi, thận, thiếu máu, bệnh chuyển hóa có thể diễn tiến nặng thành viêm phổi, viêm phế quản, thậm chí viêm não dẫn đến tử vong.

Virus cúm còn có thể tấn công tim mạch gây viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim. Phụ nữ mang thai nếu mắc cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ, trẻ sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh, mắc bệnh vào 3 tháng giữa thai kỳ có thể sinh non, trẻ nhẹ cân hoặc dị tật, mắc bệnh vào 3 tháng cuối thai kỳ, thai có thể chết lưu.

Vắc xin cúm được khuyến cáo tiêm phòng cho trẻ em và người lớn mỗi năm 1 lần, do virus cúm biến đổi kháng nguyên liên tục theo chu kỳ hằng năm. Tiêm vắc xin cúm hằng năm giúp cơ thể được bảo vệ trước những chủng virus cúm mới nhất. Hiện nay, nước ta chủ yếu lưu hành 2 loại vắc xin phòng cúm tứ giá và đây cũng là những mũi tiêm không có trong tiêm chủng mở rộng, bao gồm:

Vaxigrip Tetra (Pháp)

Vắc xin Vaxigrip Tetra được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn dược phẩm Sanofi Pasteur (Pháp), phòng được 4 chủng virus cúm gồm: 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata, Victoria). Vắc xin được chỉ định cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn, với lịch tiêm 2 mũi:

Trẻ từ 9 tuổi trở lên: tiêm 1 mũi và nhắc lại hằng năm.

Influvac Tetra (Hà Lan)

Vắc xin Cúm Tứ giá Influvac Tetra có khả năng phòng ngừa 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata, Victoria), được chỉ định cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn.

Trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi chưa tiêm cúm có lịch tiêm 2 mũi:

Từ 9 tuổi trở lên: Lịch tiêm 01 mũi duy nhất và nhắc lại hằng năm.

5. Vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung (HPV)

HPV lây truyền qua đường tình dục phổ biến với gần 700 triệu người đang nhiễm virus trên toàn thế giới. Có khoảng 200 chủng, trong đó có 40 chủng lây truyền qua đường sinh dục và 15 chủng nguy cơ cao gây ung thư. HPV là nguyên nhân của 99,7% trường hợp ung thư cổ tử cung, 90% ca ung thư hậu môn và cổ tử cung, 70% ca ung thư âm đạo, âm hộ, 70% ung thư vòm họng và 60% ca ung thư dương vật. Ngoài ra, HPV còn là nguyên nhân gây nhiều bệnh da liễu như mụn cóc sinh dục, sùi mào gà.

Nhiều người cho rằng HPV chỉ gây bệnh ở nữ giới, còn nam giới thì không cần đề phòng. Thực tế, HPV có thể gây bệnh ở cả hai giới, với khả năng gây bệnh là tương đương. Xác xuất nhiễm HPV trung bình ở nam giới là 91%, trong khi tỷ lệ này ở nữ giới là 85%. Mặt khác, hiện HPV ở nam giới vẫn chưa có các phương pháp tầm soát, phát hiện các bệnh liên quan đến ung thư do HPV, dễ lây nhiễm cho nhiều bạn tình, chẩn đoán trễ, tỷ lệ tử vong cao.

Vắc xin phòng HPV được khuyến cáo cho trẻ em trai, trẻ em gái, nam và nữ giới từ 9-45 tuổi có hiệu quả lên đến 90% khi phòng các bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng, mụn cóc sinh dục. Đây cũng là một trong những mũi tiêm không có trong tiêm chủng mở rộng.

Vắc xin phòng HPV lưu hành tại Việt Nam gồm 2 loại:

6. Vắc xin phòng bệnh sởi - quai bị - rubella

Sởi, quai bị, rubella là 3 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây những tổn thương nghiêm trọng thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc bệnh có nguy cơ sinh non, thai chết lưu, trẻ sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh.

trẻ bị phát ban do sởi
Sởi, quai bị, rubella là 3 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây những tổn thương nghiêm trọng thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh

Vắc xin kết hợp phòng 3 bệnh sởi-quai bị-rubella trong tiêm chủng dịch vụ gồm 2 loại: Vắc xin MMR II (Mỹ) và Priorix (Bỉ). Đây là các vắc xin không có trong tiêm chủng mở rộng.

Vắc xin MMR II (Mỹ)

Là vắc xin sống giảm độc lực, được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới Merck Sharp and Dohm (Mỹ). Vắc xin MMR-II phòng Sởi - Quai bị - Rubella dành cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn.

Trẻ từ 12 tháng tuổi - < 7 tuổi (chưa tiêm Sởi đơn hay MMR II) có lịch tiêm 2 mũi:

Trẻ từ 7 tuổi và người lớn có lịch tiêm 2 mũi:

Vắc xin Priorix (Bỉ)

Được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn dược phẩm Glaxosmithkline (GSK) - Bỉ, được chỉ định tiêm chủng cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn.

Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến dưới 12 tháng tuổi:

Phác đồ 3 mũi:

Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi

Phác đồ 2 mũi:

Trẻ em từ 7 tuổi và người lớn

Phác đồ 2 mũi:

7. Vắc xin phòng bệnh thủy đậu

Ở một số quốc gia, vắc xin phòng thủy đậu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, nên tỷ lệ bao phủ vắc xin rất cao, tỷ lệ mắc bệnh thấp. Tại Việt Nam, vắc xin phòng thủy đậu chỉ có trong tiêm chủng dịch vụ và cần tiêm phòng đủ 2 mũi do miễn dịch cộng đồng đối với thuỷ đậu còn thấp. Bệnh thuỷ đậu dễ mắc, dễ lây và dễ phát thành dịch gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như bội nhiễm da, viêm phổi, viêm gan nặng, viêm não, nhiễm khuẩn huyết, viêm thận…

Người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người có bệnh lý nền, thai phụ có nguy cơ bệnh trở nặng và biến chứng, tử vong cao hơn nếu mắc bệnh. Ngoài ra, virus có thể “ngủ đông” trong nhiều năm, tại các tế bào thần kinh và tái hoạt động thành bệnh Zona thần kinh (hay giời leo) gây đau đớn cho người bệnh.

Vắc xin phòng thủy đậu lưu hành tại Việt Nam hiện gồm 3 loại: Varivax (Mỹ), Varicella (Hàn Quốc), Varilrix (Bỉ). Đây là những mũi tiêm không có trong tiêm chủng mở rộng.

Varivax (Mỹ)

Là vắc xin sống giảm độc lực, được chỉ định phòng thủy đậu cho các trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Vắc xin Varivax được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn Merck Sharp and Dohm (Mỹ).

* Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi có lịch tiêm 2 mũi:

* Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn có lịch tiêm 2 mũi:

Varicella (Hàn Quốc)

Là vắc xin sống giảm độc lực, được chỉ định phòng thủy đậu cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn. Đây là một trong các vắc xin không có trong tiêm chủng mở rộng.

Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi có lịch tiêm 2 mũi:

Trẻ từ từ 13 tuổi trở lên và người lớn có lịch tiêm 2 mũi:

Varilrix (Bỉ)

Là vắc xin sống giảm độc lực cho trẻ từ 9 tháng tuổi cho đến người lớn, được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn Glaxosmithkline (GSK) - Bỉ.

Trẻ từ 09 tháng đến 12 tuổi có lịch tiêm 2 mũi:

Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn có lịch tiêm 2 mũi:

8. Vắc xin phòng viêm gan A, viêm gan A+B

Mặc dù hiếm gặp và không gây ung thư nhưng viêm gan A vẫn là một bệnh lý cần được quan tâm và phòng ngừa. Những người hơn 50 tuổi mắc viêm gan A hoặc các bệnh về gan khác có thể dẫn đến suy gan cấp tính, nghiêm trọng hơn là tử vong.

Hiện Việt nam đang lưu hành 2 loại vắc xin phòng viêm gan A và 1 loại vắc xin phòng viêm gan A+B kết hợp và cũng là những mũi tiêm không có trong tiêm chủng mở rộng, gồm:

Vắc xin viêm gan A+B Twinrix (Bỉ)

Vắc xin Twinrix phòng 2 bệnh viêm gan A và viêm gan B, được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học Glaxosmithkline (GSK) - Bỉ. Đây là vắc xin không có trong tiêm chủng mở rộng.

Vắc xin được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn.

Trẻ từ 12 tháng - dưới 16 tuổi có lịch tiêm 2 mũi:

Người từ 16 tuổi trở lên có lịch tiêm 3 mũi:

Vắc xin phòng viêm gan A Havax (Việt Nam)

Vắc xin Havax phòng viêm gan A. Vắc xin được khuyến cáo chủng ngừa cho trẻ từ 24 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi, đặc biệt cho đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm virus như người du lịch đến những vùng có dịch, người làm công tác y tế, nhân viên xử lý nước thải,…

Lịch tiêm bao gồm 2 mũi:

Vắc xin phòng viêm gan A Avaxim 80U (Pháp)

Vắc xin Avaxim 80U do tập đoàn dược phẩm Sanofi Pasteur (Pháp) sản xuất, được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng đến dưới 16 tuổi. Đây là 1 trong những mũi tiêm không có trong tiêm chủng mở rộng.

Lịch tiêm gồm 2 mũi:

9. Vắc xin phòng thương hàn

Thương hàn ước tính gây ra 9 triệu ca bệnh và 110.000 tử vong hằng năm trên toàn thế giới. Bệnh chủ yếu gặp nhiều nhất ở độ tuổi 5-19. Bệnh có thể dẫn đến sốt cao, tiêu chảy, viêm phổi, viêm não, nôn mửa và tử vong trong một số trường hợp.

Vắc xin thương hàn được khuyến cáo rộng rãi trên toàn thế giới, trong đó ưu tiên cho trẻ trên 2 tuổi và người lớn thường xuyên đi đến các vùng lưu hành dịch thương hàn. Ngoài ra, những người sống trong khu tập thể, môi trường vệ sinh kém, tiếp xúc với thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được khuyến cáo tiêm vắc xin phòng thương hàn.

Vắc xin phòng thương hàn Typhoid VI (Việt Nam)

Vắc xin Typhoid VI được sản xuất tại Việt Nam, do Viện Pasteur Đà Lạt (DAVAC). Vắc xin được chỉ định cho trẻ từ 2 tuổi (2 tuổi 1 ngày) trở lên và người lớn.

Vắc xin phòng thương hàn Typhim VI (Pháp)

Typhim VI được chỉ định cho trẻ từ trên 2 tuổi (2 tuổi 1 ngày) trở lên và người lớn.

10. Dại

Dại là một trong những bệnh truyền nhiễm đáng sợ trong lịch sử nhân loại, với nguy cơ tử vong là 100% khi phát bệnh. Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, cả nước có 22 ca tử vong do dại, tăng gấp 2 lần cùng kỳ năm 2023, 100.000 người phải nhập viện điều trị do chó mèo cắn. Trong 10 năm trở lại đây (trừ 2 năm bùng phát đại dịch Covid-19), dại là căn bệnh có tỷ lệ tử vong đứng đầu trong số các bệnh truyền nhiễm.

Tuy đáng sợ, nhưng bệnh dại có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin. Tuy nhiên, đây lại là những mũi tiêm không có trong tiêm chủng mở rộng. Các loại vắc xin phòng dại tại Việt Nam bao gồm:

Vắc xin Verorab (Pháp)

Do Sanofi Pasteur (Pháp) sản xuất, được chỉ định tiêm cho trẻ em và người lớn ở mọi lứa tuổi.

Lịch tiêm vắc xin dại dự phòng trước phơi nhiễm gồm 3 mũi: Vào các ngày 0-7-21 hoặc (28).

Lịch tiêm khi xác định có phơi nhiễm:

Người chưa tiêm dự phòng:

Lưu ý:

(*) Con vật sống sau 10 ngày theo dõi

(**) Con vật chết, bệnh, không theo dõi được

Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi bị động vật cắn.

Không tiêm huyết thanh trễ hơn 7 ngày sau ngày tiêm liều đầu tiên vắc xin Dại.

Người đã tiêm dự phòng trước phơi nhiễm hoặc sau phơi nhiễm ít nhất 3 mũi vắc xin Dại:

Tiêm 2 mũi vào các ngày 0-3.

Vắc xin Abhayrab (Ấn Độ)

Chỉ định tiêm cho trẻ em và người lớn ở mọi lứa tuổi.

Lịch tiêm vắc xin dại dự phòng trước phơi nhiễm gồm 3 mũi: Vào các ngày 0-7-21 hoặc (28).

Lịch tiêm khi xác định có phơi nhiễm:

Người chưa tiêm dự phòng:

Tiêm 4 mũi (*): vào các ngày N0 - N3 - N7 - N28

Tiêm 5 mũi (**) vào các ngày N0 - N3 - N7- N14 - N28

Lưu ý:

(*) Con vật sống sau 10 ngày theo dõi

(**) Con vật chết, bệnh, không theo dõi được

Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi bị động vật cắn.

Không tiêm huyết thanh trễ hơn 7 ngày sau ngày tiêm liều đầu tiên vắc xin Dại

Người đã tiêm dự phòng trước phơi nhiễm hoặc sau phơi nhiễm ít nhất 3 mũi vắc xin Dại:

Tiêm 2 mũi vào các ngày 0-3.

Cần lưu ý gì khi tiêm các mũi không có trong tiêm chủng mở rộng?

Bên cạnh các loại vắc xin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, Bộ Y tế khuyến khích người dân chủ động tiêm thêm các mũi vắc xin trong tiêm chủng dịch vụ để nâng cao khả năng bảo vệ, nhất là trong bối cảnh nhiều dịch bệnh diễn biến phức tạp. Dù tiêm vắc xin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng hay trong tiêm chủng dịch vụ, người dân cần nắm rõ thông tin mỗi loại vắc xin, lưu ý trước và sau tiêm để đảm bảo an toàn và phát huy tác dụng bảo vệ tốt nhất của vắc xin.

Giải đáp một số thắc mắc thường gặp

1. Chi phí tiêm các mũi ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng có đắt không?

Tùy thuộc vào từng loại vắc xin và thời điểm tiêm phòng mà chi phí tiêm vắc xin sẽ khác nhau. Thực tế, chi phí điều trị bệnh và chăm sóc sau điều trị tốn kém gấp nhiều lần so với chi phí tiêm vắc xin, đó là chưa kể các tổn thất về tinh thần và tâm lý. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính cứ mỗi 1 đô la đầu tư vào tiêm chủng sẽ tiết kiệm được 16 đô la cho chi phí chăm sóc y tế. Do đó tiêm chủng là một phương thức đầu tư tài chính khôn ngoan và vô cùng tiết kiệm.

2. Tiêm các mũi ngoài TCMR ở đâu tốt?

Hệ thống tiêm chủng VNVC là đơn vị tiêm chủng vắc xin dịch vụ đầu tiên tại Việt Nam đầu tư lớn với hàng trăm trung tâm dọc khắp đất nước.

VNVC luôn nỗ lực cung ứng đầy đủ vắc xin cho trẻ em và người lớn, với hơn 40 loại vắc xin phòng gần 50 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, từ các loại vắc xin có trong chương trình TCMR như vắc xin phòng lao, viêm gan B, bạch hầu, ho gà, sởi, bại liệt,… đến các loại chỉ có trong tiêm chủng mở rộng như vắc xin phòng thủy đậu, tiêu chảy do Rotavirus, vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu, vắc xin phòng cúm, vắc xin phòng các bệnh do phế cầu, phòng các bệnh ung thư mụn cóc sinh dục, sùi mào gà do HPV…

tiêm phòng cho bé gái
Hệ thống tiêm chủng VNVC là đơn vị tiêm chủng vắc xin dịch vụ uy tín, chất lượng được nhiều người dân lựa chọn

Ngoài ra, VNVC còn là nơi đầu tiên có các loại vắc xin thế hệ mới nhất như: Vắc xin Bexsero phòng viêm màng não do não mô cầu nhóm B, vắc xin Menactra phòng Viêm màng não mô cầu ACYW, vắc xin Gardasil 9 phòng sùi mào gà, mụn cóc sinh dục và các bệnh ung thư do HPV ở cả nam và nữ, vắc xin Imojev phòng viêm não Nhật Bản, vắc xin Prevenar 13 phòng các bệnh do phế cầu khuẩn,…

Tất cả vắc xin được nhập khẩu chính hãng từ các hãng sản xuất vắc xin uy tín hàng đầu thế giới, được bảo quản trong hệ thống kho lạnh chuẩn GSP, hệ thống dây chuyền lạnh (Cold Chain) giúp đảm bảo chất lượng vắc xin và an toàn cho Quý khách hàng sử dụng. VNVC còn cam kết bình ổn giá vắc xin trên toàn hệ thống, thường xuyên áp dụng các chương trình ưu đãi giá vắc xin, giúp nhiều người dân được tiếp cận với vắc xin.

Để được tư vấn các vấn đề liên quan đến vắc xin và đặt lịch, Quý Khách hàng có thể liên hệ Hotline 028 7102 6595 hoặc fanpage trungtamtiemchungvnvc.

3. Các mũi tiêm ngoài TCMR có cần tiêm đúng lịch không?

CÓ. Bất kỳ loại vắc xin nào dù trong TCMR hay tiêm chủng dịch vụ cũng cần tiêm chủng đủ mũi và đúng lịch để vắc xin phát huy được hiệu quả bảo vệ cao nhất. Tiêm vắc xin trễ mũi hoặc bỏ sót có thể tạo ra lỗ hổng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh, gây biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

Tóm lại, tiêm chủng là phương pháp an toàn, hữu hiệu và tiết kiệm phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, giảm tỷ lệ nhập viện và di chứng nặng khi mắc các bệnh này. Người dân nên bám sát lịch tiêm chủng, lưu ý các mũi vắc xin có trong TCMR và cả những mũi tiêm không có trong tiêm chủng mở rộng để tạo được “lớp kén” vững chắc bảo vệ bản thân, gia đình và cả cộng đồng.

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/cac-loai-vacxin-trong-tiem-chung-mo-rong-a37408.html