Quản trị Kinh doanh (Business Administration) và Quản Lý Kinh doanh (Business Management) có gì khác biệt về chương trình đào tạo, mức lương, cơ hội việc làm và thăng tiến sau này? Cùng ISC Education tìm hiểu ngay về 2 chương trình kinh doanh cực hấp dẫn này, cập nhật mới nhất 2023!
Bằng cử nhân hoặc thạc sĩ quản trị kinh doanh giúp sinh viên trang bị nhiều kỹ năng liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Công việc của một quản trị viên doanh nghiệp chính là giám sát các quy trình khác nhau của doanh nghiệp, giữ cho các bộ phận hoạt động trơn tru nhất có thể.
Nhà quản trị kinh doanh chính là người chỉ đạo hướng đi của công ty, để sao cho định hướng của công ty luôn phù hợp với mục tiêu đặt ra. Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các hoạt động hàng ngày, do đó quản trị kinh doanh chính là chìa khóa để quản lý hiệu quả.
Một nhà quản lý kinh doanh tập trung nhiều hơn vào việc thiết kế con đường hơn là chỉ đạo và điều hành. Đây chính là vị trí đưa ra quyét định của cả công ty, chính là nhóm nhân sự cấp cao phát triển cơ sở hạ tầng tạo nên doanh nghiệp và tương lai sau này.
Đây chính là đơn vị giám sát các hoạt động cốt lõi để xem liệu có cần điều chỉnh để cải thiện lợi nhuận hoặc cấu trúc, làm sao cho công ty làm việc hiệu quả hơn.
Nếu có mong muốn lấy bằng quản trị kinh doanh, tốt nhất bạn hãy bắt đầu ngay bằng cách tìm hiểu sự khác biệt giữa business administration và business management.
Bạn có thể nhận thấy rằng một số trường đại học cung cấp bằng Cử nhân Quản trị Kinh doanh (BBA - Bachelor of Business Administration) trong khi những trường khác cung cấp bằng Cử nhân Khoa học (BS) về Quản lý Kinh doanh (Business of Science - Business Management), đôi khi còn được gọi là Cử nhân Quản lý Kinh doanh. Vậy sự khác biệt ở đâu, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Bằng cấp quản lý kinh doanh (business management) tập trung nhiều hơn vào việc lập kế hoạch và tổ chức, trong khi bằng cấp quản trị kinh doanh (degree in business administration) cung cấp nền tảng rộng, cho phép sinh viên tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh chuyên biệt.
Có vẻ như công việc khá giống nhau, vì có mục tiêu tương tự nhau, chính là để giữ cho công ty hoạt động hiệu quả. Cả hai đều rất quan trọng đối với sự thành công trong kinh doanh, nhưng đóng vai trò khác nhau trong việc đạt được thành công đó.
Quản lý kinh doanh (Business Management) tập trung vào việc tổ chức và quản lý các nguồn lực của toàn công ty. Quản lý doanh nghiệp lấy con người làm trung tâm. Bằng cấp quản lý kinh doanh tập trung nhiều vào giao tiếp, quản lý nguồn nhân lực và lý thuyết quản lý chung. Do đó, đây là bằng cấp đào tạo các kỹ năng quan trọng như kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân, khả năng quản lý nhóm và làm việc với những người khác cũng như khả năng xây dựng và truyền đạt sứ mệnh và tầm nhìn cho công ty.
Bằng quản trị kinh doanh thiên về kỹ thuật hơn và tập trung vào các vấn đề cơ bản khi điều hành một doanh nghiệp, do đó môn học trong ngành Business Administration cũng sẽ chuyên sâu vào đa lĩnh vực như tài chính, kế toán và tiếp thị số.
Ví dụ, sinh viên quan tâm đến tài chính hoặc kế toán sẽ cần các kỹ năng toán học vững vàng, trong khi những sinh viên quan tâm đến tiếp thị sẽ cần dựa vào khả năng sáng tạo và kỹ năng giao tiếp. Bất kể trọng tâm là gì, điều quan trọng đối với những người làm việc trong các lĩnh vực kinh doanh chính là phải hiểu về các quyết định của họ, cũng như các phòng ban liên quan, qua đó có thể tương tác phù hợp trong công ty, ảnh hưởng đến khả năng vận hành của toàn bộ tổ chức.
Cả bằng cấp quản lý và quản trị kinh doanh thường bao gồm các môn học chính giống nhau, bao gồm các môn cơ bản như Marketing tiếp thị, kế toán, kinh tế và tài chính.
Những môn học này cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về cách thức hoạt động của các doanh nghiệp, từ cách sản phẩm được tìm nguồn gốc và sản xuất đến cách được tiếp thị, bán hàng, cuối cùng là cách quản lý và sử dụng doanh thu này để phát triển doanh nghiệp.
Sinh viên quản lý kinh doanh sẽ tiếp tục tham gia các khóa học bổ sung trong các lĩnh vực liên quan, với các môn học có thể bao gồm truyền thông, hậu cần, phương pháp đưa ra quyết định, hệ thống thông tin và quản trị nguồn nhân lực.
Các môn học này giúp sinh viên có đầy đủ kỹ năng để có thể làm công việc quản lý ngay sau khi tốt nghiệp.
Môn học chung có thể kể đến:
Quản trị có nghĩa là điều hành các hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, định nghĩa của quản lý là kiểm soát một cái gì đó. Do đó, khi công ty còn nhỏ, vị trí quản trị và quản lý có thể là một người. Tuy nhiên, các công ty lớn hơn có thể sẽ có cả quản trị viên và người quản lý.
Nhân sự có bằng cấp về quản lý kinh doanh có thể lãnh đạo một nhóm nhân viên nhỏ hoặc một bộ phận và tiến lên các vị trí lãnh đạo cấp cao hơn, chẳng hạn như Giám đốc điều hành. Một công ty lớn cũng có thể có nhiều nhà quản lý và nhà quản trị khác nhau.
Vị trí tiềm năng với nhân sự có bằng quản trị kinh doanh, có thể kể đến:
Mức lương của vị trí quản trị viên kinh doanh rơi vào khoảng 100.000USD/ năm với bằng cử nhân, theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ.
Một số vị trí phổ biến dành cho các bạn sinh viên tốt nghiệp có bằng quản lý kinh doanh, có thể kể đến:
Theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, mức lương của nhà quản lý bán hàng trung bình là 132.290USD/ năm.
Một nhà phân tích tài chính sẽ có mức lương vào khoảng 83.660USD/ năm, và một nhà phân tích quản lý sẽ là 87.660USD.
Cả hai vị trí này đều có tốc độ tăng trưởng khá nhanh trong thời gian tới.
Nhân sự vị trí quản trị kinh doanh nên là:
Nếu sinh viên đang xem xét một nghề nghiệp trong quản trị kinh doanh hoặc quản lý nhưng không chắc cái nào phù hợp với mình, hãy tự hỏi các câu hỏi như sau:
Người quản lý doanh nghiệp nên là người:
Nhân sự quản lý kinh doanh nên có khả năng trả lời các câu hỏi như sau:
Dưới đây là danh sách 50 trường giảng dạy Business & Management tốt nhất, theo bảng xếp hạng QS World Ranking 2023.
Xem thêm:
Có thể thấy rằng, nhà quản trị kinh doanh điều hành doanh nghiệp ở vị trí vi mô, còn quản lý kinh doanh sẽ là ở tầm vĩ mô, với tính chất công việc tương đương, nhưng trách nhiệm công việc khá khác nhau.
Do đó, nếu sinh viên là người chi tiết, cẩn thận, hãy học để trở thành nhà quản trị doanh nghiệp. Ngược lại, nếu bạn có tầm nhìn tốt, yêu thích làm việc ở tầm chiến lược với định hướng xa, hãy trở thành nhà quản lý kinh doanh.
Vui lòng liên hệ với ISC Education để được tư vấn hướng nghiệp, định hướng du học tốt nhất!
Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/business-administration-la-gi-a37094.html