Theo phong tục Việt Nam, để tưởng nhớ sâu sắc và lâu dài công ơn cha mẹ, hàng năm đúng vào ngày qua đời của cha mẹ, ông bà… người ta đều làm giỗ. Mặc dù, dân ta không có tập quán kỷ niệm ngày sinh (sinh nhật), nhưng tập quán làm giỗ lại rất trọng hậu. Khi ông bà, cha mẹ “ra đi” thì sự tử cũng như sự sinh, phụng dưỡng người đã chết như người còn sống.
Ngày giỗ là ngày kỷ niệm lúc lâm chung của người quá cố hàng năm, anh em, con cháu, bà con họ hàng thân thích tưởng nhớ đến người đã khuất, ôn lại cội nguồn, giáo dục truyền thống.
Trong dịp ngày giỗ, con cháu thường tổ chức ra thăm mộ, đắp thêm đất vào mộ, bù vào những đất thiếu hụt do mưa nắng lâu ngày sụt lở (nếu như mộ chưa xây) và thắp lên mộ những nén nhang tưởng niệm, Giỗ đầu (tiểu tường)
Tiểu tường có nghĩa là điềm lành nhỏ. Theo tập quán xưa, các cụ thường giải thích rằng: người chết sau một năm thì hương hồn đã được yên vị nơi cửu tuyền (chín suối), tà ma không dám tới quấy nhiễu nữa. Có người đã thành thần hay đi đầu thai kiếp khác - nếu như trong đời sống trần thế trước đây có công đức và đạo hạnh cao. Cũng trong lúc ấy, ở trần thế, sự đau đớn của con cháu đã vơi đi nhiều phần.
Giỗ đầu là đúng tròn một năm (theo âm lịch), con cháu tụ tập để làm giỗ, dù cho những ngày này con cháu có bận rộn đến đâu, cũng phải thu xếp mọi công việc để làm giỗ đầu cho thật chu đáo. Từ sau lễ này con cháu mới bỏ các hung phục (rang phục khi người qua đời) như đồ số gai, mũ, gây… Ngày nay, nhiều gia đình thường bỏ mũ, áo trong dịp lễ bốn chín ngày hoặc một trăm ngày, mà trong ngày này chỉ còn giữ tục cúng lễ.
Đọc thêm: Khám phá về ngày giỗ hết
Theo tập quán xưa, trước ngày giỗ chính thức, con cháu phải làm lễ “cáo giỗ” - ngày cáo giỗ còn gọi là ngày “tiên thường”. Ngày này, con cháu báo cáo cho người đã khuất việc cúng giỗ ngày hôm sau. Tất nhiên, trong ngày các giỗ, gia chủ phải làm lễ cáo với Thổ công, Thần linh, xin phép cho vong hồn được cúng giỗ về thụ hưởng. Đồng thời, cũng xin Thổ công cho phép các linh hồn gia tiền nội, ngoại nhà mình về dự giỗ - người ta tin rằng “đất có Thổ công, sông có Hà bá”, những hương hồn muốn về thăm con cháu đều phải xin phép Thổ công vào ngày “tiên thường” - tức là trước ngày giỗ chính.
Ngày giỗ đầu này, con cháu phải ra mộ khẩn mời vong hồn người chết về hưởng giỗ, sửa sang lại phần mộ cho chu đáo (nếu mộ chưa xây thì phát cỏ, đắp đất thêm, dọn dẹp xung quanh…), lau rửa bàn thờ, chuẩn bị các đồ lễ. Tất nhiên, khi cúng cáo giỗ phải khấn Thổ công trước, rồi sau đó mới khẩn tổ tiên và người được cúng giỗ.
Theo cổ lệ, chỉ có những ngày giỗ lớn mới có cáo giỗ, còn những ngày giỗ nhỏ, con cháu chỉ cúng ngày chính giữ. Những ngày giỗ lớn là giỗ ông bà nội, cha mẹ, chồng vợ. Tục xưa, trong “tiểu tường” gia chủ thường sắm đồ mã bằng giấy, biểu trưng những đồ dùng hàng ngày của người đã qua đời ở thế giới bên kia cần đến như: quần áo, vàng, bạc (ngày nay, người ta còn làm cả tủ lạnh, ti vi, nhà lầu, xe hơi… để đốt cho người chết. Thực ra vàng mã chỉ là tượng trưng ý niệm của con người mà thôi.
Thời cổ đại, khi chôn cất người chết, người ta thường chôn theo những đồ vật thường dùng (gọi là đồ tùy táng). Có một số đồ vật quá lớn như nhà ở, giếng nước, trâu bò, ngựa xe… không thể chôn theo trong mộ được, người ta làm mô hình nhỏ lại để chôn theo những thứ này gọi là đỏ minh khí). Rồi về sau này, do tư duy trừu tượng của con người phát triển,mới làm bằng giấy thay thế cho các đồ tùy táng và đồ minh khí (gọi chung là đồ mã). Đến ngày giỗ, hoặc ngày rằm tháng bảy, sau khi cúng kiếng, người ta đốt dị - để người ở thế giới bên kia nhận được. Riêng đối với ngày rằm tháng bảy, người ta thường đốt nữ trước ngày 14 tháng 7 âm lịch để đồ mã được kịp chở đến cho người ở cõi âm.
Tục xưa thì như vậy, nhưng ngày nay, do sự hiểu biết về khoa học mà nhiều nơi đã bỏ lệ này, chỉ còn tàn dư của đối mã mà thôi. Chúng ta nên bỏ dần cổ tục này nếu có làm thì cũng nhẹ nhàng và cũng chỉ là biểu trưng của ý niệm mà thôi tránh tốn kém, lãng phí tiền của vào việc đốt quá nhiều vàng mã.
Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/cung-gio-dau-co-phai-ra-mo-khong-a36940.html