Tiếng phổ thông, tiếng Quảng Đông và tiếng Đài Loan khác nhau như thế nào?

Là một đất nước rộng lớn, với nền văn hóa hàng nghìn năm và vô số các dân tộc khác nhau sinh sống, nên tại Trung Quốc có nhiều phương ngôn, trong đó có 3 loại ngôn ngữ được dùng rộng rãi nhất đó là: Tiếng phổ thông, tiếng Quảng Đông và tiếng Đài Loan. Vậy những ngôn ngữ này có sự khác nhau như thế nào?

Trong bài viết này, Trung tâm dạy tiếng phổ thông SHZ sẽ giúp bạn hiểu hơn về tiếng Phổ thông, tiếng Quảng Đông và tiếng Đài Loan, sự khác nhau giữa chúng. Đồng thời, SHZ cũng giải đáp cho bạn nên theo học ngôn ngữ nào sẽ tốt nhất cho công việc và học tập.

Tìm hiểu về tiếng Phổ thông, tiếng Quảng Đông và tiếng Đài Loan

1. Tiếng Phổ Thông là gì?

Tiếng Phổ Thông hay tiếng Quan Thoại, hay Tiếng Trung (tiếng Hoa) được dùng làm ngôn ngữ tiêu chuẩn của Trung Quốc (tương tự như tiếng Kinh của Việt Nam). Ngôn ngữ này được sử dụng rộng rãi tại miền Bắc và Đông Nam Trung Quốc, gồm cả các thành phố lớn như Bắc Kinh, Nam Kinh, Vũ Hán,…

Hiện nay, mức độ sử dụng tiếng Phổ Thông chiếm hơn 70% toàn dân số. Đây cũng là ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản hành chính Trung quốc. Đồng thời, tiếng phổ thông đang trở thành ngôn ngữ chuẩn mà người nước ngoài theo học.

Nhiều bạn thắc mắc chữ viết tiếng phổ thông Trung quốc là giản thể hay phồn thể? Theo tìm hiểu, tiếng phổ thông bắt đầu đưa chữ Giản thể vào sử dụng kể từ sau Cách mạng văn hóa. Hiện nay, SHZ dạy theo chữ Giản thể, bạn nào muốn tìm hiểu chữ phồn thể có thể hỏi Giáo viên lớp nha.

Tiếng phổ thông, tiếng Quảng Đông, và tiếng Đài Loan khác nhau như thế nào?

Tiếng Trung Phổ thông cũng là một trong bốn ngôn ngữ chính thức tại Singapore.

2. Tiếng Quảng Đông

Tiếng Quảng Đông được người Trung Quốc sống ở đại lục gọi là tiếng Quảng Châu. Còn người dân sống ở tỉnh Quảng Đông lại gọi nó là tiếng Quảng Phủ. Tuy nhiên, ở Hồng Kông, Ma Cao hay cộng đồng người Hoa sống ở nước ngoài (trong đó có Việt Nam) thì cái tên tiếng Quảng Đông được dùng nhiều nhất.

So sánh với Tiếng Phổ Thông thì:

● Tiếng Quảng gồm 9 thanh điệu nên âm sắc trầm bổng hơn so với Tiếng Phổ Thông khi phát âm.

● Một số từ giống hoặc gần giống với Tiếng Phổ Thông, tuy nhiên phần lớn là có điểm khác biệt. Chẳng hạn, từ "không có", Tiếng Phổ Thông là 没有 (méi yǒu) trong khi đó tiếng Quảng Đông lại là 冇 (mou5).

● Cách dùng từ giữa hai thứ tiếng, đặc biệt là trong giao tiếp đôi khi không giống nhau.

● Ngoài ra, tiếng Quảng Đông cũng sử dụng bộ chữ Hán phồn thể thay vì giản thể. Đồng thời còn có một số từ ngữ không có trong văn viết của tiếng Hoa Phổ thông.

Phần lớn người Hồng Kông, Ma Cao không nói được tiếng Phổ thông. Tuy nhiên hiện nay, một bộ phận người trẻ đã bắt đầu học nó như ngôn ngữ thứ hai.

Tiếng Quảng Đông là nét đặc trưng riêng biệt cho nền văn hóa của một bộ phận người Trung Quốc.

Tiếng Quảng Đông là nét đặc trưng riêng biệt cho nền văn hóa của một bộ phận người Trung Quốc.

3. Tiếng Đài Loan

Trước đây, phần lớn người Hán đến Đài Loan khai hoang chủ yếu là người Phúc Kiến. Chính vì thế tiếng Phúc Kiến - Đài Loan trở thành ngôn ngữ chính tại hòn đảo này.

Ngày nay, hầu hết giới trẻ Đài Loan đều được khuyến khích học và sử dụng tiếng Phổ thông. Còn phương ngữ Đài Loan chính gốc chỉ được sử dụng nhiều bởi những người lớn tuổi hoặc sống ở nông thôn.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của phương ngữ, người Đài Loan nói tiếng Phổ thông rất giống với khẩu âm của tiếng Đài Loan Phúc Kiến.

Xét về âm điệu, tiếng Đài Loan có âm bằng, âm bổng, âm trầm… Nên khi kết hợp sẽ tạo ra những âm điệu hay và thể hiện tốt cảm xúc của người nói.

Hơn nữa, tiếng Đài Loan dùng chữ Hán phồn thể với tính nghệ thuật và tính tượng hình cao. Đồng nghĩa với việc khó học và khó nhớ hơn rất nhiều.

Chữ phồn thể được yêu thích hơn do từng nét trong chữ đều mang một ý nghĩa nhất định.

Nên học tiếng Phổ thông, tiếng Quảng Đông hay tiếng Đài Loan?

Hiện nay, với chính sách xóa bỏ khoảng cách dân tộc, chính phủ Trung Quốc đang khuyến khích mọi người dân sử dụng tiếng Phổ thông và hầu hết các nơi trên thế giới cũng chuyển sang nói ngôn ngữ này, bên cạnh tiếng Đài Loan, Quảng Đông.

Chính vì vậy, trong trường bạn học tiếng Trung quốc là ngôn ngữ thứ hai, bạn nên học tiếng Phổ thông. Vì bạn có thể giao tiếp với bất kỳ ai, tại bất kỳ nơi đâu ở Trung Quốc, Singapore, Malaysia,... Bên cạnh đó, chứng chỉ HSK dùng để xin việc làm, xin học bổng du học, đi du học, xuất khẩu lao động... cũng học bằng tiếng Phổ thông.

Một khi học tiếng phổ thông giao tiếp thành thạo, bạn có thể nghiên cứu và tìm hiểu thêm tiếng các vùng miền. Điều này sẽ giúp bạn linh hoạt hơn khi giao tiếp với người địa phương. Và sẽ không ai trách cứ nếu bạn phát âm tiếng địa phương không lưu loát phải không nè?

Bên cạnh đó, ngoài những hệ thống tiếng phổ biến của Trung Quốc (tiếng Phổ Thông, tiếng Quảng Đông, tiếng Đài Loan) đã nêu ở trên, nếu có cơ hội bạn nên tìm hiểu thêm về một số phương ngữ khác như tiếng Tương (phương ngữ Hồ Nam, Hồ Bắc), tiếng Khách Gia, tiếng Ngô (phương ngữ Thượng Hải)… thử xem nhé.

Nếu đang băn khoăn không biết học tiếng Phổ thông ở đâu, thì hãy đến với trung tâm dạy tiếng Hoa SHZ. SHZ có gần 20 năm hoạt động, chuyên giảng dạy tiếng Hoa trong giao tiếp, trong giao dịch thương mại, đào tạo và luyện thi chứng chỉ quốc tế tiếng Trung HSK với mọi trình độ từ sơ cấp đến chuyên ngành thương mại, dành cho mọi đối tượng Học viên.

Gọi ngay Hotline hoặc đến trực tiếp các chi nhánh trung tâm dạy tiếng Hoa SHZ tại Bình Dương, TP.HCM, bạn sẽ được các chuyên viên giải đáp, tư vấn khóa học phù hợp nhất.

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/dai-loan-dung-ngon-ngu-gi-a34809.html