Trong doanh nghiệp, phòng kỹ thuật là một trong những bộ phận cốt lõi phụ trách các vấn đề liên quan đến hoạt động của máy móc, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, Blog.TopCV sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về chức năng và nhiệm vụ của phòng kỹ thuật trong một doanh nghiệp.
Phòng kỹ thuật, hay bộ phận kỹ thuật (Technical Department) là bộ phận có nhiệm vụ thiết lập, vận hành và quản trị toàn hệ thống kỹ thuật của một doanh nghiệp. Tùy theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh cũng như quy mô cơ cấu doanh nghiệp mà hệ thống kỹ thuật bao gồm: máy móc, dây chuyền, trang thiết bị, hệ thống máy chủ và cơ sở dữ liệu, hệ thống phần mềm, thiết bị văn phòng (máy photocopy, máy in, máy scan), máy tính cá nhân,…
Cơ cấu phòng kỹ thuật bao gồm trưởng phòng kỹ thuật có nhiệm vụ điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt động của bộ phận, các nhân viên kỹ thuật và cuối cùng là thực tập sinh/ trainee
>>> Tham khảo: Mô tả công việc trưởng phòng kỹ thuật cụ thể nhất
Phòng kỹ thuật của doanh nghiệp có nhiệm vụ quản trị hệ thống kỹ thuật và quản lý các hoạt động liên quan đến kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp. Mục tiêu của phòng kỹ thuật là đảm bảo những nghiệp vụ được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật của doanh nghiệp hoạt động chính xác, hiệu quả và ổn định, nhanh chóng phát hiện và sửa chữa những sự cố, trục trặc của hệ thống, không để hoạt động sản xuất kinh doanh xảy ra tình trạng gián đoạn, hạn chế tối đa thiệt hại cho doanh nghiệp
>>> Xem thêm: Hướng dẫn viết một CV cho ngành kỹ thuật
>>> Xem thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật trong CV
Hãy mô tả về một dự án mang lại nhiều kinh nghiệm nhất mà anh/chị tham gia
Để trả lời câu hỏi này một cách ấn tượng, khi trình bày về dự án đó, bạn nên sử dụng thêm những con số hay thành tích phản ảnh kết quả. Ví dụ làm giảm chỉ số lỗi tiêu chuẩn xuống 10%, hay tăng hiệu suất của hệ thống máy móc lên 12%,… Bạn cũng có thể kể về những thách thức đã đối mặt và vượt qua trong dự án, từ đó thu được những kinh nghiệm gì quý báu,..
Cách phân bổ thời gian khi có hai dự án kỹ thuật yêu cầu xử lý càng sớm càng tốt?
Khi có 2 hay nhiều hơn các dự án kỹ thuật đòi hỏi bạn cần xử lý, hãy trao đổi lại với quản lý của bạn để đưa ra phương án giải quyết tôt nhất cho cả 2 dự án: Có thể lùi deadline của 1 trong 2 dự án, hoặc tìm thêm nhân sự để cùng giải quyết. Quan trọng nhất là việc bạn chủ động thông báo với quản lý và tích cực tìm phương án tốt nhất cho cả 2, thay vì cố gắng ôm cả 2 dự án mà không báo gì với quản lý và để xatry ra tình trạng trễ deadline hay không đảm bảo hiệu quả công việc.
Định hướng tương lai của bạn trong 5 năm tới là gì?
Với nhân viên kỹ thuật, có hai định hướng để phát triển sự nghiệp đó là chuyên môn (trở thành chuyên viên/ senior trong mảng kỹ thuật) hoặc theo định hướng quản lý. Bạn hãy trình bày định hướng của mình kèm theo giải thích ngắn gọn và liên hệ công việc đang ứng tuyển với định hướng tương lai. Nếu chưa chắc chắn, bạn có thể chọn định hướng gần hơn (2-3 năm) và trả lời rằng tập trung trau dồi chuyên môn là đjnh hướng của mình.
>>> Tham khảo: TOP câu hỏi phỏng vấn nhân viên kỹ thuật thường gặp nhất
Qua bài viết “Tìm hiểu chức năng và nhiệm vụ của phòng kỹ thuật trong doanh nghiệp”, Blog TopCV hy vọng bạn đã có thêm kiến thức về ngành kỹ thuật. Để tìm việc làm nhanh nhất, bạn hãy truy cập và TopCV. Bạn nhanh tay ứng tuyển những vị trí việc làm ngành kỹ thuật tại TopCV ngay hôm nay nhé!
Nguồn ảnh: Sưu tầm
Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/phong-ky-thuat-la-gi-a34706.html