Làm nghề gì với tấm bằng tốt nghiệp THPT?

Học xong 12 nên học nghề gì luôn là câu hỏi của nhiều bạn trẻ mỗi khi bước vào chặng đường chuẩn bị tốt nghiệp THPT. Thực tế là đại học không phải là con đường lập nghiệp duy nhất. Việc học tập và tìm kiếm công việc trong tương lai không chỉ bị tác động bởi bằng cấp mà còn bởi nhiều yếu tố khác nhau. Mời bạn theo dõi thêm nội dung bên dưới để có thêm động lực lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Định hướng nghề nghiệp nên bắt đầu từ khi nào?

Không thể phủ định rằng việc học xong 12 nên học nghề gì chỉ được một số bạn quan tâm khi chuẩn bị tốt nghiệp cấp 3. Nhưng đây cũng chỉ vì mục đích điền vào đăng ký nguyện vọng năm lớp 12. Có thể thấy, việc định hướng nghề nghiệp vẫn chưa được quan tâm kịp thời.

Nên lựa chọn nghề trước, trong hay sau khi học xong 12?

Trong nhiều thế hệ người Việt Nam vẫn còn giữ quan điểm xem trọng bằng cấp và danh hiệu. Cho nên, thế hệ phụ huynh luôn mong muốn con em mình học bậc cao trong những ngôi trường danh tiếng. Không ít bạn trẻ có trong tay bằng cấp 3, bỏ công sức và chi phí để học đại học thậm chí là du học. Nhưng kết quả là công việc không yêu thích, thậm chí thất nghiệp.

Do đó, chỉ có định hướng nghề nghiệp sớm và đúng đắn mới là phương pháp hiệu quả giúp các bạn trẻ tìm thấy lối đi đúng trong tương lai. Sau khi xác định được mục đích là gì, các bạn sẽ có nhiều thời gian để chuẩn bị lập kế hoạch, chủ động tìm hiểu sâu hơn về nghề nghiệp, hoàn thiện những kỹ năng còn thiếu sót cũng như chuẩn bị tinh thần thay đổi,...

Tư vấn định hướng nghề nghiệp cần được tổ chức sớm, đặc biệt ngay khi các bạn học sinh đang học THCS. Các bậc phụ huynh và giáo viên cần chung tay chuẩn bị hướng nghiệp cũng như kịp thời điều chỉnh kế hoạch định hướng chưa hiệu quả.

Thời điểm thích hợp để chọn nghề tương lai

Thời điểm thích hợp để chọn nghề tương lai (Nguồn: Internet)

Những hậu quả của việc không định hướng nghề nghiệp từ sớm

Với việc đặt nặng thành tích còn dẫn đến việc học nghề chưa được đánh giá cao và đầu tư đúng mực. Thay vì chọn đại học khi định hướng học xong 12 nên học nghề gì thì quý phụ huynh và nhà trường có thể tư vấn cho các bạn chọn nghề đúng đam mê, sở trường và điều kiện hiện tại.

Theo Bản tin thị trường lao động Việt Nam quý III năm 2022, xu hướng tuyển dụng của doanh nghiệp về lao động có trình độ Đại học là 48,1% còn Cao đẳng, vào Trung cấp là 29,1%. Bên cạnh tỷ lệ người tìm việc có trình độ Đại học là 52,3% còn Trung cấp và Cao đẳng là 44,7%. Với sự chênh lệch này có thể thấy rằng, thị trường việc làm vẫn đang chênh lệch khá cao giữa nhu cầu và nguồn cung lao động.

Cách định hướng nghề nghiệp tương lai đúng đắn

Có nên học nghề hay học đại học, cao đẳng?

Có nên học đại học sau khi tốt nghiệp cấp 3 tùy thuộc vào mục đích cũng như điều kiện hiện tại của bạn. Mỗi môi trường đều có ưu và nhược điểm riêng, chẳng hạn như:

- Đại học:

- Cao đẳng:

- Học nghề:

Nếu bạn còn phân vân việc học xong 12 nên học nghề gì thì có thể xem xét giữa sở thích, yêu cầu, thế mạnh cũng như nhu cầu tuyển dụng sắp tới.

Xem thêm nhiều thông tin nghề nghiệp:

Học xong 12 nên học nghề gì cần các bạn tìm hiểu và cân nhắc kỹ

Học xong 12 nên học nghề gì cần các bạn tìm hiểu và cân nhắc kỹ (Nguồn: Internet)

Kết nối đam mê với xu hướng việc làm của xã hội

Nghề nghiệp tương lai có thể gắn bó với bạn cả cuộc đời. Vì vậy, hãy để 8 tiếng làm việc mỗi ngày trở nên đầy năng lượng và có nhiều động lực. Điều này có nghĩa, bạn nên chọn việc làm vừa có thể đem lại nguồn thu nhập ổn định, vừa đúng với đam mê và thế mạnh của bản thân. Chỉ có đam mê mới đủ sức giúp bạn kiên trì và nỗ lực vượt qua những lúc khó khăn khi tìm việc cũng như xây dựng sự nghiệp trong tương lai.

Nếu bạn yêu thích công nghệ, có năng khiếu lập trình hay đam mê “những con số biết nói” có thể cân nhắc tìm việc làm IT phù hợp. Chẳng hạn như: developer, IT help desk,... Hoặc bạn là người có óc sáng tạo và năng khiếu hội họa, biết đâu bạn hợp với nghề designer, thiết kế thời trang,...

Chủ động tìm hiểu nghề nghiệp trên website

Đừng chỉ nghiên cứu qua loa về nghề nghiệp thông qua những thông tin truyền miệng. Thay vào đó, bạn nên tìm kiếm thông tin thông qua các trang web định hướng nghề nghiệp như CareerMap.

Chỉ bằng cách trả lời vài câu hỏi đơn giản, xem ngay những tham khảo cần thiết từ CareerMap như:

- Cách tạo CV xin việc chuyên nghiệp và đẹp mắt

- Những hướng dẫn cơ bản nhất để có được một buổi phỏng vấn thành công

- Những thông tin “hiếm có khó tìm” về mức lương trên thị trường với VietnamSalary

- Danh sách cơ hội nghề nghiệp chọn lọc cho riêng bạn

Chủ động tìm hiểu thông tin nghề nghiệp trên internet

Chủ động tìm hiểu thông tin nghề nghiệp trên internet (Nguồn: Internet)

Thực hiện trắc nghiệm tính cách

Trong quá trình tìm câu trả lời cho học xong lớp 12 nên làm gì, bạn có thể thực hiện bài trắc nghiệm tính cách. Mục đích của bài trắc nghiệm là để khám phá tính cách cũng như hỗ trợ xác định sở trường của bản thân.

Hiện nay có nhiều bài trắc nghiệm nghề nghiệp nổi tiếng và được áp dụng nhiều là:

- Trắc nghiệm tính cách MBTI

- Trắc nghiệm tính cách theo thuyết DISC

Khám phá tính cách của bản thân để tìm câu trả lời cho học xong 12 nên học nghề gì

Khám phá tính cách của bản thân để tìm câu trả lời cho học xong 12 nên học nghề gì (Nguồn: Internet)

Học xong 12 nên học nghề gì để ổn định, dễ xin việc?

Với tấm bằng tốt nghiệp THPT, bằng đào tạo nghề hoặc chỉ với giấy chứng nhận nghề bạn có thể đến với những công việc sau:

1. Nghề kỹ thuật viên bảo dưỡng ô tô

Còn được gọi là công nhân cơ khí, công việc chính là kiểm tra, duy trì và sửa chữa ô tô, xe tải nhẹ bằng các thiết bị truyền thống hoặc công cụ máy tính. Bạn cần phải có bằng tốt nghiệp trung cấp dạy nghề.

2. Nhân viên kế toán

Công việc chính là phụ trách trả lương nhân viên hoặc các khoản thu chi, tính toán chi phí, tiến hành các giao dịch, cập nhật tài khoản và phải đảm bảo tính chính xác. Bạn cần phải có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học, công việc liên quan đến kế toán hoặc một vài kinh nghiệm thực tế.

Kế toán là một công việc ổn định dành cho những bạn muốn học nghề

Kế toán là một công việc ổn định dành cho những bạn muốn học nghề (Nguồn: Internet)

3. Nghề thợ mộc

Từ đường cao tốc, những cây cầu cho đến tủ bếp, những người thợ mộc xây dựng, lắp ghép, lắp đặt và sửa chữa các công trình xây dựng, công trình kiến trúc, đồ đạc làm từ gỗ và các vật liệu khác. Bạn cần phải được đào tạo và truyền nghề từ khoảng 3 đến 4 năm.

4. Đại diện dịch vụ khách hàng

Làm việc như một nhà trung gian kết nối liên lạc giữa khách hàng và các loại hình doanh nghiệp bằng cách trả lời các câu hỏi và thắc mắc, cung cấp thông tin cũng như gửi đi các khiếu nại.

5. Nghề phụ tá bác sĩ nha khoa

Phụ tá nha khoa làm việc chặt chẽ với các nha sĩ và thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ khác bao gồm khử trùng các công cụ, nhận hồ sơ và chuẩn bị cho các bệnh nhân đến điều trị. Bạn cần có nhiều kỹ năng được học trong nghề nhưng cũng phải có các chương trình hỗ trợ nha khoa, việc này mất một năm hoặc ít hơn để hoàn thành.

6. Nghề thợ điện

Công việc chính là lắp đặt và duy trì hệ thống điện, cầu chì, mạng lưới, các máy móc thiết bị điện gia đình và các doanh nghiệp. Bạn phải được đào tạo một khóa dài hạn, học nghề.

7. Nghề đào tạo thể dục thể thao

Công việc chính là hướng dẫn và dạy mọi người trong các hoạt động thể dục. Làm việc trong các trung tâm thể dục thể thao, phòng tập thể lực, bệnh viện, trường đại học hoặc phục vụ khách hàng tại nhà nếu có nhu cầu. Bạn cần phải có bằng trung học dạy nghề, giấy chứng nhận và quan trọng là phục thuộc vào nhà tuyển dụng với các loại hình thể dục thể thao cụ thể.

8. Nghề giám sát và quản lý game

Công việc chính là giám sát các hoạt động kinh doanh và nhân viên trong khu vực được giao tại một khu vui chơi hoặc các thiết bị chơi game, đảm bảo nhân viên và người chơi nhận thức và tuân thủ các quy tắc của trò chơi. Bạn cần phải có kinh nghiệm làm việc và giấy chứng nhận từ cơ quan có thẩm quyền.

9. Nghề công nhân sửa chữa và bảo hành nói chung

Công việc chính là khắc phục sự cố, kiểm tra và chẩn đoán các vấn đề trong nhiều loại hàng hóa khác nhau, quyết định phương thức tốt nhất để sửa chữa chúng.

10. Nhân viên chăm sóc sức khỏe tại nhà

Công việc chính là giúp đỡ người cao tuổi, người tàn tật hoặc ốm đau tại nhà thay vì phải đưa họ đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Bạn cung cấp các dịch vụ như trông nom việc thuốc men, kiểm tra nhiệt độ, có thể làm việc nhà và giúp đỡ họ làm vệ sinh cá nhân. Bạn phải qua một lớp đào tạo ngắn hạn dưới sự hướng dẫn của các y tá hoặc những chuyên viên giàu kinh nghiệm.

Nghề phổ biến sau khi học xong cấp 3 là chăm sóc sức khỏe tại nhà

Nghề phổ biến sau khi học xong cấp 3 là chăm sóc sức khỏe tại nhà (Nguồn: Internet)

Ngoài những nghề trên đây, bạn còn có thể làm rất nhiều công việc khác với mức thu nhập đủ để bạn hài lòng so với năng lực của mình. Chẳng hạn như các nghề:

- Người phiên dịch, dịch thuật

- Thợ sửa móng và chăm sóc chân

- Phụ tá y khoa

- Thư ký văn phòng

- Kỹ thuật viên dược

- Nấu ăn trong nhà hàng

- Nhân viên bán hàng

- Chuyên gia chăm sóc da và làm đẹp

- Điều khiển xe tải và các máy móc hạng nặng.

Những lưu ý khi định hướng nghề nghiệp cá nhân

Học xong 12 có nên học đại học không? hay 22 tuổi nên học nghề gì, con gái nên học nghề gì để ổn định luôn là nỗi bâng khuâng không chỉ của học sinh mà còn những bạn cử nhân sắp ra trường. Định hướng nghề nghiệp cá nhân không bao giờ là muộn. Vì các bạn học sinh, sinh viên có rất nhiều thời gian để trải nghiệm và trau dồi bản thân.

Tuy nhiên, trong hành trình tìm thấy chính mình, có thể bạn sẽ gặp phải một số sai lầm. Điều này dễ khiến bạn mất đi niềm tin vào bản thân và càng tiêu cực. Hãy để CareerViet giúp bạn liệt kê ra những sai lầm phổ biến nhất khi định hướng nghề nghiệp:

- Chọn nghề chỉ tập trung vào lương.

- Chạy theo phong trào.

- Chỉ theo gia đình.

- Chọn nghề qua loa.

- Tự tạo áp lực cho chính mình.

Trên đây là những thông tin về hướng nghiệp dành cho các bạn chuẩn bị tốt nghiệp THPT cũng như các bạn cử nhân tương lai. Trên hành trình giải đáp cho câu hỏi học xong 12 nên học nghề gì hay chọn nghề nào ổn định, dễ xin việc và phù hợp với bản thân ắt hẳn gặp nhiều thử thách. Trang tìm việc làm CareerViet mong bạn hãy luôn vững tin vào khả năng của bản thân cũng như tích cực nghiên cứu thêm thông tin nghề nghiệp thật kỹ lưỡng. Ngoài ra, nếu bạn có những thắc mắc về việc làm hay kiến thức các ngành nghề trên thị trường có thể truy cập Talentcommunity.

Những câu hỏi thường gặp về chọn nghề sau khi tốt nghiệp?

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/bang-12-lam-duoc-gi-a34406.html