THCS ĐÀO DUY ANH

BÀI 6: GIỚI THIỆU VỀ LIÊN KẾT HOÁ HỌC

1.Vỏ nguyên tử khí hiếm

Vỏ nguyên tử khí hiếm đều có 8 e ở lớp ngoài cùng, riêng helium ở lớp ngoài cùng có 2 e.

1.Liên kết ion

a. Mô tả hình thành ion dương

Các nguyên tử của nguyên tố kim loại thường có xu huớng nhường electron ở lớp ngoài cùng để có lớp electron ngoài cùng giống nguyên tử của nguyên tố khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn.

Nguyên tử kim loại khi nhường electron sẽ tạo thành ion dương tương ứng.

b. Mô tả hình thành ion âm

Các nguyên tử của nguyên tố phi kim (Cl, O, N, …) có số electron lớp ngoài cùng là 7, 6, 5, … nên khi kết hợp với các nguyên tử kim loại, nguyên tử phi kim có xu huớng nhận electron từ nguyên tử kim loại dể có lớp ngoài cùng giống nguyên tử của nguyên tố khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn.

Nguyên tử phi kim khi nhận electron sẽ tạo thành ion âm tương ứng

c. Tìm hiểu sự tạo thành liên kết ion

Khi nguyên tử kim loại kết hợp với nguyên tử phi kim, nguyên tử kim loại nhuờng electron tạo thành ion dương, đồng thời nguyên tử phi kim nhận electron tạo thành ion âm. Ion dương và ion âm mang điện tích trái dấu nên hút nhau, tạo thành liên kết ion.

• Liên kết ion là liên kết giữa ion dương và ion âm.

• Các ion dương và ion âm đơn nguyên tử có lớp electron ngoài cùng giống với nguyên tử của nguyên tố khí hiếm.

3. Liên kết cộng hoá trị

a. Tìm hiểu liên kết cộng hoá trị

Ðể có lớp electron ngoài cùng giống nguyên tử của nguyên tố khí hiếm gần nhất, các nguyên tử của nguyên tố phi kim có xu huớng góp chung electron.

Sau khi hình thành liên kết, số electron của mỗi nguyên tử được xác dịnh bằng tổng số electron dùng chung giữa các nguyên tử và số electron còn lại của mỗi nguyên tử.

• Liên kết cộng hoá trị là liên kết được hình thành bởi sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử.

• Liên kết cộng hoá trị thuờng là liên kết giữa hai nguyên tử của nguyên tố phi kim với phi kim.

4 .CHẤT ION, CHẤT CỘNG HÓA TRỊ.

Chất được tạo bởi các ion dương và ion âm được gọi là chất ion. - Chất được tạo thành nhờ liên kết cộng hoá trị được gọi là chất cộng hoá trị. - Ở điều kiện thường, chất ion thường ở thể rắn, chất cộng hoá trị có thể ở thể rắn, thể lỏng hoặc thể khí.

5. MỘT SỔ TÍNH CHẤT CỦA CHẤT ION VÀ CHẤT CỘNG HOÁ TRỊ

- Chất ion khó bay hơi, khó nóng chảy, khi tan trong nước tạo dung dịch dẫn được điện. - Chất cộng hoá trị thường dễ bay hơi, kém bền với nhiệt; một số chất tan được trong nước thành dung dịch. Tuỳ thuộc vào chất cộng hoá trị khi tan trong nước mà dung dịch thu được có thể dẫn điện hoặc không dẫn điện.

6. luyện tập:

BT1: Khói của núi lửa ngẩm phun trào từ dưới biển có chứa một số chất như: hơi nước, sodium chloride, potassium chloride, carbon dioxide, sulfur dioxide.

  1. Hãy cho biết chất nào là chất ion, chất nào là chất cộng hoá trị.
  2. Nguyên tử của nguyên tố nào trong các chất trên có só electron ở lớp ngoài cùng nhiều nhất?

BT2: Kết quả thử nghiệm tính chất của 2 chất A và B được trình bày ở bảng bên. Em hãy cho biết chất nào là chất cộng hoá trị, chất nào là chất ion?

BT1:

BT2:

Chất B là chất cộng hoá trị. Chất B có thể là methanol.

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/hop-chat-ion-co-tinh-chat-a33673.html