Người bệnh gan nên ăn gì, kiêng ăn gì để hỗ trợ cải thiện bệnh?

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan cần chú ý người bệnh gan nên ăn gì và bệnh gan kiêng ăn gì để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người bệnh gan. Vậy khi có bệnh lý gan chúng ta nên ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ điều trị cũng như kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả?

bệnh gan nên ăn gì

Vai trò của chế độ ăn uống với người bệnh gan

Gan là một cơ quan quan trọng, giúp tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể từ nguồn dinh dưỡng ăn vào, đồng thời thanh lọc xử lý các chất “không cần thiết” cho cơ thể thông qua hoạt động chuyển hóa. Gan tạo và lưu trữ dịch mật giúp hấp thu tiêu hóa chất béo, lưu trữ glycogen là nguồn năng lượng dự trữ cho cơ thể, đồng thời tạo các yếu tố đông máu cho cơ thể.

Gan của chúng ta có khả năng tự phục hồi, tái tạo lại và phục hồi các tế bào tổn thương. Tuy nhiên, nếu xảy ra tổn thương gan như viêm gan cấp hay mạn do rượu, viêm gan do virus, viêm gan do thuốc, xơ gan,… sẽ làm gan giảm chức năng hoạt động ảnh hưởng sức khỏe và thậm chí là sự sống của người bệnh.

Việc xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho bệnh lý gan, tránh các loại thức ăn không tốt cho gan nhằm mục tiêu giảm gánh nặng làm việc cho gan và hỗ trợ gan phục hồi tổn thương. Hiểu biết và nắm vững kiến thức dinh dưỡng là vô cùng quan trọng giúp hỗ trợ và cải thiện trong điều trị bệnh gan, tuy nhiên tùy thuộc từng bệnh lý gan có chế độ dinh dưỡng khác nhau và chúng ta cần được tư vấn bởi các bác sĩ cũng như chuyên gia về dinh dưỡng.

Khi mắc bệnh gan, người bệnh thường cảm giác chán ăn, ăn uống kém, ăn không ngon miệng dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc suy dinh dưỡng nặng. Vì vậy, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ giảm thiểu nguy cơ suy dinh dưỡng ở người có bệnh gan, từ đó nâng cao sức khỏe của người bệnh.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gan

Người mắc bệnh gan nên ăn gì tốt cho gan? Chế độ ăn uống như thế nào có thể giúp hỗ trợ kiểm soát cũng như điều trị các tổn thương ở gan? Cụ thể, người bị bệnh gan nên xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày đảm bảo theo các nguyên tắc sau đây:

1. Đủ năng lượng

Nhu cầu năng lượng cung cấp ở bệnh nhân bệnh gan thường cao hơn so với người bình thường, do đó, việc cung cấp đủ năng lượng từ chế độ ăn phù hợp là nguyên tắc đầu tiên cần lưu ý trong xây dựng chế độ vì nếu thiếu năng lượng sẽ có nguy cơ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng từ đó có thể tăng nặng thêm bệnh gan.

2. Đủ chất đạm (protein)

Chế độ ăn giàu protein rất quan trọng đối với những người mắc bệnh gan. Protein là một phần quan trọng trong cơ thể của chúng ta, có nhiều vai trò trong hoạt động sống như xây dựng và phục hồi cơ bắp, cấu tạo các tế bào, duy trì và điều chỉnh chức năng của cơ thể, đồng thời cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Các loại thực phẩm giàu protein bao gồm: Thịt gia súc, thịt gia cầm, cá, hải sản, trứng, sữa và các chế phẩm sữa, các loại đậu và các loại hạt.

Tuỳ vào bệnh gan nào như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, … mà sẽ có lượng chất đạm cần thiết bổ sung hằng ngày. Do đó, khi có bệnh gan, chúng ta cần đi các cơ sở phòng khám hoặc bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng hoặc chuyên gia về dinh dưỡng tư vấn chi tiết hơn về chế độ ăn.

3. Đủ chất béo lành mạnh

Như chúng ta đã biết, khi mắc bệnh gan đặc biệt là tình trạng gan nhiễm mỡ, đa số chúng ta sẽ kiêng khem, hạn chế tất cả các loại chất béo. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại chất béo đều gây hại cho gan của chúng ta.

Người bệnh gan có thể ăn uống một số loại chất béo tốt như: chất béo không bão hòa, chất béo omega -3, omega - 6, omega - 9, … có nguồn gốc từ các thực phẩm như: cá hồi, cá ngừ, cá thu, …, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ, hạnh nhân, …, các loại dầu ép như dầu hướng dương, dầu oliu, …

bệnh gan nên ăn gì, chất béo lành mạnh
Người bị bệnh gan nên ăn gì có chứa chất béo lành mạnh

4. Đủ chất xơ

Một chế độ ăn cân đối, bổ sung thành phần xơ trong khẩu phần là vô cùng cần thiết trong xây dựng chế độ ăn. Lượng chất xơ bổ sung hằng ngày đảm bảo với người lớn chúng ta 20-25g/ngày. Chất xơ có thể tìm thấy trong các loại rau, củ quả, trái cây, đậu hạt, …

Ăn uống đủ rau xanh củ quả mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ thừa cân/béo phì, rối loạn lipid máu và tăng đường huyết - những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và xơ gan, đồng thời cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất.

Thêm vào đó, chất xơ có tác dụng tạo môi trường nuôi sống vi khuẩn có lợi hoạt động (prebiotic) thông qua quá trình lên men trong đại tràng. Chất xơ cũng có tác dụng chống viêm, giúp ngăn ngừa bệnh gan.

5. Đủ vitamin và khoáng chất

Người bị bệnh gan dễ có cảm giác ăn không ngon miệng, chán ăn. Hơn nữa, chức năng gan suy giảm nên cơ thể kém hấp thu các chất dinh dưỡng hơn, dẫn đến tăng nguy cơ suy dinh dưỡng.

Do đó, người bị bệnh gan nên ăn gì có thể cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất. Điều này giúp tránh được tình trạng cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng và làm bệnh ngày càng nghiêm trọng.

Người bị bệnh gan nên ăn gì, uống gì?

1. Cà phê

Theo các nghiên cứu cho thấy, sử dụng cà phê hàm lượng thích hợp hằng ngày giúp giảm nguy cơ các bệnh lý ung thư trong đó có ung thư biểu mô tế bào gan nhờ vào cà phê có nhiều chất có tác dụng chống oxy hóa. Tuy nhiên cần sử dụng đúng liều lượng và số lượng trong ngày, việc này cần được tham vấn bởi bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng vì ngoài chất chống oxy hóa, trong cà phê chứa caffein có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, ngoài ra caffeine cản trở sự phát triển xương.

2. Trà xanh

Người bị bệnh gan nên ăn gì, uống gì để tốt cho sức khỏe? Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, trà xanh có tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh gan ở mức độ nhất định.

Công dụng của trà xanh có thể giúp điều hòa chuyển hóa lipid, làm giảm sự tích tụ lipid trong gan, tốt cho người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Không chỉ vậy, thành phần của trà xanh cũng chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa polyphenolic và catechin có tác dụng bảo vệ các tế bào thay đổi thành tế bào ác tính (tế bào ung thư).

bị gan nên uống gì, trà xanh
Trà xanh rất tốt cho người bị bệnh gan

3. Thực phẩm giàu vitamin C

Người bị bệnh gan nên ăn gì giàu vitamin C để giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ sức khỏe tổng thể, tăng cường miễn dịch. Vitamin C thường có nhiều trong các loại trái cây như ổi, cam, quýt, dâu tây, quả thơm/dứa,.., ngoài ra còn có nhiều rau củ như cà chua, cà rốt, cải xoăn,…

4. Các loại quả mọng

Các loại quả mọng như quả việt quất, dâu tây, quả mâm xôi,… rất giàu chất xơ và chứa nhiều chất chống oxy hóa, bao gồm cả chất được gọi là anthocyanin.

Ăn nhiều chất xơ giúp tăng cảm giác no cho cơ thể, hạn chế việc thèm ăn và ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa còn giúp hỗ trợ chống giảm tổn thương gan, viêm gan, giúp gan phục hồi nhanh hơn.

5. Nho

Nho có thể cải thiện chức năng của các cơ quan trong cơ thể chúng ta. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ nho giúp giảm các đáp ứng viêm.

Tuy nhiên, cần ăn một lượng nho vừa phải bởi nho cũng chứa một hàm lượng đường nhất định. Ăn quá nhiều nho có thể làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường vì nho là thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình.

7. Rau họ cải

Các loại rau họ cải như súp lơ, cải Brussels và rau mù tạt,… rất tốt cho gan của bạn. Các loại rau họ cải là nguồn cung cấp chất xơ, hỗ trợ sức khỏe gan. Ngoài ra, rau họ cải còn chứa chất chống oxy hóa và chất phytochemical có thể giúp ngăn ngừa ung thư gan.

8. Các loại cá béo

Người bị bệnh gan nên ăn gì giúp bổ sung axit béo omega-3, chẳng hạn như các loại cá béo (cá hồi, cá mòi, cá ngừ và cá hồi,…). Axit béo omega-3 có trong các loại cá béo có thể giúp giảm lượng chất béo trong gan và giảm viêm.

người bệnh gan nên ăn gì, cá béo
Người bị bệnh gan nên ưu tiên ăn các loại cá béo

9. Dầu olive

Trong chế độ ăn hằng ngày của người bệnh mắc các bệnh về gan, đặc biệt là gan nhiễm mỡ, nên sử dụng dầu oliu, dầu hướng dương, dầu nành, dầu hạt cải, … chứa thành phần axit béo không bão hòa

Thành phần axit béo trong dầu olive có thể cải thiện các thông số về mỡ trong gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Hơn nữa, đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của các hợp chất hoạt tính sinh học như hydroxytyrosol có trong dầu olive còn có thể giúp bảo vệ gan khỏi tổn thương.

10. Các loại rau lá xanh

Các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn và cải rổ,… chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ - những chất cần thiết để gan nhanh hồi phục, hạn chế gan tổn thương và viêm nhiễm nghiêm trọng.

11. Đậu nành

Bị bệnh gan nên ăn gì? Đó chính là đậu nành (hay còn gọi là đậu phụ). Protein đậu nành giúp giảm chất béo tích tụ trong gan. Vì vậy, đậu nành rất tốt với người bị gan nhiễm mỡ. Hơn nữa, đậu nành còn ít đường và chất béo nên rất phù hợp với những người có tổn thương, viêm nhiễm ở gan.

12. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt có nhiều chất sắt, magie, vitamin B và chất xơ. Tất cả các chất dinh dưỡng này đều giúp cơ thể bạn, bao gồm cả gan, luôn khỏe mạnh.

Người bị bệnh gan nên ăn gì có chứa ngũ cốc nguyên hạt, gồm có hạt lúa mạch đen, đậu nành, đậu xanh, hạt quinoa, hạt yến mạch,…

13. Các loại hạt

Các loại hạt thường chứa axit béo không bão hòa, vitamin E và chất chống oxy hóa. Những hợp chất này có thể giúp ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và giảm viêm gan. Vì thế, người mắc bệnh gan nên thường xuyên bổ sung các loại hạt vào trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình.

14. Nghệ

Thành phần của nghệ có chứa curcumin với cơ chế chống oxy hóa và chống viêm giúp cải thiện chứng viêm gan. Bên cạnh đó, nghệ cũng giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể ở người bị gan nhiễm mỡ và giúp hạ men gan.

Tuy nhiên, cần lưu ý việc quá lạm dụng nghệ quá mức có thể gây tổn thương gan, đặc biệt là khi dùng chung với các loại thuốc điều trị bệnh. Do đó, cần khám tư vấn dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn chi tiết, cách sử dụng thực phẩm.

bị bệnh gan nên ăn gì, nghệ
Dùng nghệ với hàm lượng vừa phải tốt cho người bị bệnh gan

15. Tỏi

Tỏi có thành phần chứa selen có thể hỗ trợ làm sạch gan, hạ men gan và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể một cách tự nhiên. Vì vậy, người bị bệnh gan nên ăn gì có chứa tỏi để khắc phục tình trạng bệnh của mình cũng như phòng ngừa ung thư gan. Nhưng cũng cần lưu ý ăn quá nhiều tỏi có thể làm tổn thương gan do vị cay và tính kích thích của loại thực phẩm này.

16. Quả bơ

Quả bơ có chứa một lượng lớn các vitamin, khoáng chất khác nhau giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của gan. Đặc biệt, quả bơ có chứa chất chống oxy hóa glutathione giúp lọc các độc tố có hại khỏi cơ thể cũng như hỗ trợ cải thiện viêm gan. Bơ còn chứa nhiều axit béo lành mạnh mà người mắc các bệnh lý về gan nói chung và gan nhiễm mỡ nói riêng nên thêm vào chế độ dinh dưỡng của mình.

17. Nước lọc

Người bị gan nên uống gì? Đó chính là nước lọc. Người bị bệnh gan cần bổ sung đủ lượng chất lỏng cần thiết trong ngày.

Nước giúp gan lọc và loại bỏ tất cả các chất độc mà gan đã hấp thụ. Không uống đủ nước có thể khiến những chất độc này tích tụ trong gan và khiến bệnh gan nghiêm trọng hơn.

bị gan nên uống gì, nước lọc
Người bị bệnh gan cần bổ sung đủ lượng chất lỏng cần thiết trong ngày

Người bị bệnh gan kiêng ăn gì?

1. Hạn chế thực phẩm nhiều đường

Các loại thực phẩm chứa nhiều đường như siro, bánh kẹo, nước ngọt,… gây tích tụ chất béo trong cơ thể và làm cho bệnh gan của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người mắc bệnh gan nên kiêng những loại thực phẩm có nhiều đường, đặc biệt là các loại đường hóa học được thêm vào.

2. Tránh ăn thực phẩm nhiều muối

Người bị bệnh gan kiêng ăn gì chứa quá nhiều muối. Chế độ ăn nhiều natri có thể làm gan tổn thương nghiêm trọng hơn và khó phục hồi hơn. Người bị bệnh gan chỉ nên ăn một hàm lượng muối cực nhỏ, tránh thực phẩm quá mặn như khô, mắm, thịt xông khói, thực phẩm đóng hộp,…

3. Món ăn nhiều dầu mỡ

Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và chất béo bão hòa khiến lượng cholesterol trong cơ thể tăng cao, khiến bệnh gan nhiễm mỡ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, khi bạn ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, gan sẽ phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể, làm chậm thời gian phục hồi của gan.

bệnh gan kiêng ăn gì, món ăn nhiều dầu mỡ
Người bị bệnh gan nên kiêng gì chứa nhiều đường, muối và dầu mỡ

4. Không uống bia rượu

Khi bị xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ,… người bệnh cần kiêng bia rượu và các loại đồ uống có cồn từ vài tháng đến vài năm để gan được hồi phục. Sau khi khỏi bệnh, những người từng mắc bệnh gan cũng cần hạn chế, chỉ uống một lượng đồ uống có cồn nhỏ.

Giới hạn an toàn về việc dùng rượu bia ở người bị bệnh gan thường dưới 210 g mỗi tuần đối với nam và dưới 140 g mỗi tuần đối với nữ (30 g/ngày ở nam, 20 g/ngày ở nữ).

5. Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn

Người bị bệnh gan kiêng ăn gì? Đó chính là các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp. Các loại thực phẩm này có thể chứa nhiều muối và chất béo không tốt đối với sức khỏe của gan. Thay vào đó, nên ưu tiên thực phẩm tươi sống, tự chế biến tại nhà để gia giảm, điều chỉnh lượng nguyên liệu và gia vị phù hợp.

6. Ăn vừa đủ, không ăn quá nhiều thịt đỏ

Ăn quá nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan mãn tính (CLD) và ung thư biểu mô tế bào gan (HCC). Vì vậy, người đang mắc bệnh gan, gan bị tổn thương nên ăn vừa đủ các loại thịt này.

7. Nội tạng động vật

Tuy nội tạng là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng cũng chứa nhiều cholesterol (đặc biệt là gan và tim). Mức cholesterol cao khiến bệnh gan nhiễm mỡ trở nên nghiêm trọng hơn và khó kiểm soát hơn.

bệnh gan kiêng ăn gì, gan động vật
Người bị bệnh gan nên kiêng ăn nội tạng động vật

Lưu ý trong chế độ ăn uống cho người bị bệnh gan

Khi lên thực đơn dinh dưỡng cho người mắc bệnh gan, ngoài những lưu ý xem người bị bệnh gan nên ăn gì, kiêng gì thì cũng cần tuân theo một số nguyên tắc dinh dưỡng sau để đảm bảo kiểm soát bệnh tốt hơn:

Lưu ý trong chế độ ăn uống cho người bị bệnh gan
Người bị bệnh gan cần ăn uống đa dạng thực phẩm

Nên làm gì để giữ gan khỏe mạnh?

Để giữ cho gan luôn khỏe mạnh, tránh bị tổn thương và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như ung thư gan, cần lưu ý:

Khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có dịch vụ tư vấn thực đơn dinh dưỡng chuyên sâu và riêng biệt theo từng tình trạng bệnh lý của người bệnh, trong đó có dinh dưỡng cho người bệnh gan. Các chuyên gia, bác sĩ, chuyên viên tại khoa được đào tạo chuyên sâu về dinh dưỡng bệnh lý, có thể tư vấn thực đơn dựa trên sức khỏe của từng người bệnh cụ thể, hỗ trợ theo dõi các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng bệnh lý. Từ đó, góp phần giúp người bệnh kiểm soát bệnh, cải thiện sức khỏe.

Nắm được bệnh gan nên ăn gì, kiêng gì sẽ giúp bạn hỗ trợ điều trị, cải thiện bệnh gan, duy trì gan khỏe mạnh, góp phần ngăn ngừa biến chứng do bệnh gan gây ra. Nếu người bệnh chưa thể tự xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để được tư vấn.

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/thuc-an-tot-cho-gan-a32984.html