Với bề dày 3500 năm lịch sử, du lịch Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền văn hoá đa dạng, nhiều công trình kiến trúc vĩ đại đã đi vào lịch sử. Nơi đây đốn tim nhiều du khách bởi thiên nhiên cẩm tú, đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh cùng nhiều kỳ quan thiên nhiên nổi danh khắp thế giới. Cùng công ty du lịch Tầm Nhìn Việt tìm hiểu một số thông tin về đất nước Trung Quốc: Tổng quan, văn hóa & con người để hiểu rõ hơn về đất nước và lối sống của người dân Trung Quốc nhé.
Trung Quốc là đất nước lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Nga và Canada. Với tổng diện tích toàn quốc khoảng 9.600.000 km², và chiều dài đường biên giới trên bộ lớn nhất thế giới là 22,117 km từ cửa sông áp lục đến Vịnh Bắc Bộ.
Lãnh thổ Trung Quốc nằm ở phần nửa phía Bắc của Đông bán cầu, phía Đông Nam của đại lục Á Âu, phía đông ở giữa Châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, có biên giới chung với 14 quốc gia khác, bao gồm: giáp với Việt Nam, Lào, Myanmar, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Pakistan, Afghanistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Nga, Mông Cổ và Triều Tiên. Ngoài ra, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines cũng là quốc gia lân cận với Trung Quốc qua biển.
Lãnh thổ Trung Quốc nằm giữa các vĩ độ 18° và 54° Bắc, cán qua kinh độ 73° và 135° Đông. Tại phía Đông, dọc theo bờ biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông, có các đồng bằng phù sa rộng và dân cư đông đúc, trong khi các thảo nguyên rộng lớn chiếm ưu thế ở rìa của cao nguyên Nội Mông. Đồi, núi thấp chi phối địa hình tại Hoa Nam, trong khi miền Trung - Đông có những châu thổ của hai sông lớn nhất Trung Quốc là Hoàng Hà và Trường Giang.
Lãnh thổ Trung Quốc được bao phủ bởi 5 con sông lớn là Tây Giang, Hoàng Hà, Mekong (Lan Thương), Brahmaputra (Yarlung Tsangpo) và Amur (Hắc Long Giang). Phía Tây có các dãy núi lớn nổi bật nhất là Himalaya, phía Bắc có cảnh quan khô hạn như sa mạc Gobi và sa mạc Taklamakan. Đỉnh cao nhất thế giới là núi Everest (8.848m) nằm trên biên giới Trung Quốc, điểm thấp nhất của Trung Quốc là Nepal, và thấp thứ 3 trên thế giới tại bồn địa Turpan là lòng hồ Ngải Đinh (-154m).
Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu da dạng từ ấm đến khô nên có 4 mùa rõ rệt. Theo kinh nghiệm du lịch Trung Quốc 7 ngày, thì thời điểm thích hợp nhất để du lịch Trung Quốc vào mùa Xuân và mùa Thu, lúc này thời tiết mát mẻ, trăm hoa đua nở, cảnh sắc đẹp mê hồn.
Mùa Hạ, thời tiết nơi đây oi bức và lượng mưa nhiều, tuy nhiên lúc này trên cao nguyên Tây Tạng, Mông Cổ hay Tây Bắc - những thảo nguyên xanh ngát mát mắt cùng những cồn cát trải dài bạt ngàn, hay những dãy núi trải dài tít tắp không thấy điểm kết thúc… là cảnh tượng đẹp đến nghẹn thở, thu hút rất nhiều du khách đến tour du lịch Trung Quốc đi từ Hà Nội.
Vào mùa Đông, khí hậu Trung Quốc rất lạnh, tuyết rơi nhiều ở miền Bắc. Trước khi quyết định đến thăm Trung Quốc, hãy kiểm tra nhiệt độ cụ thể của từng thành phố trên hành trình di chuyển của bạn.
Khí hậu Trung Quốc có nhiệt độ trung bình toàn quốc tháng 1 là -4,7 độ C tháng 7 là 26 độ C. Ba khu vực được coi là có khí hậu khắc nghiệt nhất là Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh.
Nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Trung Hoa quản lý 31 đơn vị hành chính. Trong đó có 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 khu thành phố trực thuộc trung ương, 4 cấp hành chính gồm tỉnh, địa khu, huyện, xã.
Với tổng diện tích là 9,6 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ 4 trên thế giới. Ước tính năm 2014, dân số chung cả nước là 1,42 tỷ người.
Phương tiện giao thông đi lại ở Trung Quốc tương đối dễ dàng, mạng lưới giao thông khá đa dạng từ đường bộ, đường thuỷ, đường bay, đường cao tốc, tất cả đều phục vụ nhu cầu đi lại, mua bán hàng hoá trong và ngoài nước.
Ở Trung Quốc, ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất là tiếng Hán lấy âm Bắc Kinh làm tiêu chuẩn, nhưng từ vựng được lấy rộng khắp từ các phương ngữ ở miền Bắc, Trung và Tây Nam của Trung Quốc.
Về chữ viết, người Trung Quốc đã cho ra đời chữ viết của riêng mình từ rất sớm, ngay từ đời nhà Thương, người Trung đã có chữ Giáp cốt được viết trên mai rùa, xương thú, được coi là Giáp cốt văn. Sau đó biến đổi từ Giáp cốt văn hình thành nên Thạch cổ văn, Kim văn. Đến thời nhà Trần, sau khi thống nhất đất nước chữ viết cũng được thống nhất trong khuôn hình vuông được gọi là chữ Triển triện.
Trung Quốc nổi tiếng với nền kinh tế vững mạnh lớn thứ 2 trên thế giới (sau Hoa Kỳ). Nếu tính theo tổng sản phẩm quốc hội (GDP) danh nghĩa thì đất nước Trung Quốc đứng thứ nhất nếu tính theo sức mua tương đương (PPP) thì đất nước Trung Quốc thuộc mức trung bình cao so với các nền kinh tế khác trên thế giới.
Trong những năm gần đây, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc tăng lên nhanh chóng nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao (xếp thứ 89 trên thế giới vào năm 2016). Đơn vị tiền tệ của Trung Quốc là CNY (Nhân dân tệ), đơn vị đếm là nguyên/viên (tệ/hào) được sử dụng phổ biến hàng ngày. Tỷ giá 1 CNY = 3384.42 VND, 1 nguyên = 10 giác, 1 giác = 10 phân.
Tiền chính thức của Trung Quốc là nhân dân tệ (CNY), được viết tắt là ¥ hoặc RMB. Tiền tệ này đã được phát hành kể từ năm 1984 và bao gồm tiền giấy (nguyên/nhân dân tệ/viên) và tiền xu (giác và phân). Tỷ lệ quy đổi tiền tệ là 1 nguyên tương đương với 10 giác và 1 giác tương đương với 10 phân.
Khi bạn đặt chân đến Trung Quốc để tham quan, mua sắm và ăn uống, Nhân Dân Tệ là loại tiền không thể thiếu mà bạn cần phải có. Số lượng tiền mà bạn nên đổi phụ thuộc vào khả năng tài chính cá nhân và hình thức du lịch (tự túc hay theo tour). Tuy nhiên, việc đổi tiền là bắt buộc để có thể sử dụng.
Hiện nay, bạn có thể đổi tiền mặt tại khu vực phố cổ như du khách khác đã làm, hoặc thông qua hướng dẫn viên, hoặc thông qua các dịch vụ trung gian trực tuyến với điều kiện đảm bảo uy tín và đáng tin cậy.
Ngoài việc sử dụng tiền mặt, sau khi đăng ký sim điện thoại, bạn cũng có thể tải các ứng dụng như WeChat, Alipay,… để thực hiện thanh toán trực tuyến, đây là phương thức an toàn và tiện lợi. Tuy nhiên, vẫn cần mang theo tiền mặt vì trong một số điểm du lịch ở vùng sâu, xa, không thể sử dụng thanh toán trực tuyến. Do đó, tiền mặt vẫn rất quan trọng để tận hưởng chuyến du lịch Trung Quốc trọn vẹn nhất.
Theo kinh nghiệm du lịch, Trung Quốc chính thức công nhận 56 dân tộc riêng biệt, dân tộc đông nhất là người Hán, chiếm khoảng 91,51% tổng dân số, hầu hết các dân tộc tập trung tại khu vực Tây Bắc, Bắc, Đông Bắc, Nam, Tây Nam và một số sinh sống trên khắp đất nước. Các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 8,49% tổng dân số Trung Quốc (năm 2010).
Dân tộc thiểu số đông nhất là Choang (16,1 triệu), Mãn (10,6 triệu), Hồi (9,8 triệu), H’Mông (8,9 triệu), Uyghur (8,3 triệu), Thổ Gia (8 triệu), Di (7,7 triệu), Mông Cổ (5,8 triệu), Tạng (5,4 triệu), Bố Y (2,9 triệu), Đồng (2,9 triệu), Dao (2,6 triệu), Triều Tiên (1,9 triệu), Bạch (1,8 triệu), Hà Nhì (1,4 triệu), Kazakh (1,2 triệu), Lê (1,2 triệu) và Thái (1,1 triệu).
Chính phủ nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Trung Hoa chính thức công nhận 5 tôn giáo đó là: Phật giáo (chiếm 15,87%), Đạo giáo, Hồi giáo, Tin lành và Công giáo.
Hầu hết người Hán không coi niềm tin và thực hành tâm linh của họ là một tôn giáo và trong mọi trường hợp họ không cảm thấy rằng họ phải thực hành bất kỳ một trong số họ, rất khó để thu thập số liệu thống kê rõ ràng và đáng tin cậy.
Văn hoá và phong tục tập quán của người Trung Quốc có từ lâu đời và vẫn giữ được nét riêng biệt, ít pha trộn với văn hoá Phương Tây.
Trong quá trình quan hệ giao lưu giữa các dân tộc ở vùng đất Nam Bộ, mặc dù một số phong tục tập quán, văn hoá của người Hoa có sự giao thoa, gắn bó với phong tục, tập quán, văn hoá của các dân tộc anh em trong cộng đồng.
Người Trung Quốc rất chú trọng đến những điều kiêng kỵ khi cất nhà, mở cơ sở buôn bán, dựng vợ gả chồng cho con cái… Đặc biệt là việc cất nhà được xem xét rất chu đáo, kỹ lưỡng. Đối với những dân tộc Á Đông, căn nhà là nơi lưu trú quan trọng nhất của đời người, liên quan đến vận mệnh của những thành viên trong gia đình cùng việc thành bại của công ăn việc làm, buôn bán, đau yếu, bệnh tật - thì người Hoa càng cẩn trọng đến từng chi tiết trong việc cất nhà.
Xường Xám là danh từ chỉ trang phục truyền thống của thiếu nữ người Trung Quốc. Ngày trước, xường xám là kiểu cổ tròn ôm sát, ống tay hẹp, bốn mặt vạt xé, có khuy nối các vạt lại với nhau, kèm theo thắt đai lưng.
Từ những năm đầu thế kỷ hai mươi, xường xám có sự thay đổi khá nhiều về mặt kết cấu, ví dụ như cổ dựng, chỉ có hai bên vạt áo xé, ôm sát thân, tay áo liền hoặc rời thân. Bộ trang phục này có phần thân trên ôm sát, khoe đường nét nuột nà, tôn dáng vẻ nữ tính, nổi bật đức tính đoan trang, thanh cao, kín đáo của người thiếu nữ.
Đối với nam giới, trang phục truyền thống gồm Trường Bào, Mã Quái. Trang phục này chỉ có vạt áo dưới của Trường Bào còn phần trên là Mã Quái, hai phần được nối với nhau bằng một dái cúc dính ở mặt trong của trường bào.
Hai trang phục truyền thống này không chỉ thể hiện sự long trọng mà còn đem lại cảm giác tự nhiên, thoải mái cho người mặc. Nếu có cơ hội đến tour du lịch Trung Quốc xuất phát từ Hà Nội, nhất định bạn phải thử trang phục truyền thống độc đáo này và lưu lại những kỷ niệm đáng nhớ tại đất nước Trung Hoa này nhé.
Nghệ thuật truyền thống đặc sắc nhất của Trung Quốc nhất định không thể không tìm hiểu đó là Kinh Kịch - một trong 5 thể loại ca kịch đầu tiên của Trung Quốc, được cường điệu hoá từ điệu Tây Bì cùng với làn điệu Nhị Hoàng, kết hợp với tiết tấu và sự cộng hưởng giữa các loại nhạc cụ như trống, đàn nhị.
Kinh kịch được coi là một trong những quốc tuý của Trung Hoa và được rất nhiều du khách yêu thích. Nếu có cơ hội đi du lịch Trung Quốc 5 ngày, bạn đừng bỏ qua di sản văn hoá đặc sắc - Kinh kịch này nhé.
Người Trung Quốc có những nét khá giống người Việt Nam, nhưng họ có những điểm nổi bật cơ bản sau:
Ẩm thực Trung Quốc từ lâu đã được cả thế giới công nhận, không chỉ thể hiện trong phong cách đa dạng mà còn mang nhiều triết lý nghệ thuật và tập quán ăn uống độc đáo. Sự rộng lớn của đất nước Trung Quốc dẫn tới sự khác biệt rõ ràng giữa các miền văn hoá ẩm thực. Trung Quốc có 8 vùng phổ biến gọi là Bát đại thái hệ, gồm: Sơn Đông, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tô, An Huy.
Nhắc tới ẩm thực Trung Hoa ai cũng nghĩ ngay tới Vịt quay Bắc Kinh, Bánh bao, Hoành thánh, Đậu phụ Tứ Xuyên, Thịt lợn chua ngọt… và rất nhiều món đặc sản Trung Quốc thơm ngon đặc trưng khác.
Những ngày giáp lễ tết người Trung Quốc thường dùng lá bưởi ngâm và thau nước để lau rửa bàn thờ, tẩy rửa những thứ quan trọng… Với người Trung lá bưởi có công dụng tẩy trần những điều xui xẻo, không may mắn, đem lại phước lộc tiền tài, giúp gia đình an khang thịnh vượng, luôn gặp nhiều điều may mắn
Trước khi vi vu sang du lịch Trung Quốc theo tour bạn nên biết những điều cấm kỵ theo phong tục của người Trung Quốc:
Trên đây là một số thông tin về đất nước Trung Quốc: Vị trí địa lý, kinh tế & con người bạn nên tham khảo trước khi lên kế hoạch vượt biên trong tour du lịch nước ngoài sắp tới. Với hơn 12 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành Công ty du lịch uy tín tại Hà Nội - du lịch Tầm Nhìn Việt luôn sẵn sàng là người bạn đồng hành trong chuyến tour du lịch Trung Quốc trọn gói. Liên hệ với chúng tôi để được ưu đãi những gói tour du lịch Trung Quốc tốt nhất, mang lại cho bạn những kỷ niệm đáng nhớ tại đất nước Trung Hoa phồn thịnh nhé.
Để xin được visa đi du lịch Trung Quốc, bạn cần làm theo các bước sau:1. Xác định loại thị thực bạn cần dựa trên mục đích chuyến đi của bạn (ví dụ: du lịch, công tác, sinh viên, v.v.).
2. Thu thập tất cả các tài liệu cần thiết, có thể bao gồm hộ chiếu có giá trị ít nhất sáu tháng, mẫu đơn xin thị thực đã điền đầy đủ, ảnh cỡ hộ chiếu gần đây và bằng chứng về việc sắp xếp chuyến đi (ví dụ: hành trình chuyến bay, đặt phòng khách sạn).
3. Gửi đơn đăng ký và các tài liệu hỗ trợ của bạn đến đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Trung Quốc tại quốc gia bạn cư trú.
4. Trả phí thị thực và chờ thời gian xử lý, thời gian này có thể khác nhau tùy thuộc vào loại thị thực và đại sứ quán/lãnh sự quán.Điều quan trọng cần lưu ý là các yêu cầu và thủ tục thị thực có thể thay đổi, vì vậy, tốt nhất bạn nên kiểm tra với đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Trung Quốc tại quốc gia của bạn để biết thông tin cập nhật nhất.
Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/tim-hieu-ve-trung-quoc-a32913.html