Địa lý
Nằm ở châu Á, có biên giới chung với 14 quốc gia. Trung Quốc đứng thứ ba thế giới về diện tích sau Nga và Ca-na-đa, và đứng đầu về dân số. Một nửa lãnh thổ của Trung Quốc là núi và chủ yếu phân bố ở miền tây, trong đó các dãy An-tai và Thiên Sơn ở Tân Cương U-gu, dãy Côn Lôn ở phía bắc Tây Tạng. Cao nguyên Tây Tạng cáo 3.000m trên mực nước biển, phía nam là dãy Hy-ma-lay-a, có 40 đỉnh cao hơn 7.000m, trong đó có đỉnh Ê-vơ-rét, cao 8.863m, cao nhất thế giới. Cao nguyên Vân Nam ở phía nam, có đỉnh cao gần 3.700m. Xung quanh đồng bằng đông-bắc là dãy đồi và núi Hưng An Lĩnh, Trường Bạch Sơn. Dãy núi Tần Lĩnh chạy qua vùng trung tâm Trung Quốc, chia đôi lưu vực sông Hoàng Hà và sông Dương Tử; dãy Nam Lĩnh chia đôi lưu vực sông Hoàng Hà và sông Dương Tử; dãy Nam Lĩnh chia đôi lưu vực sông Hoàng Hà và Châu Giang. Ba vùng đất thấp ở phía đông và ở vùng giữa Trung Quốc là các vùng nông nghiệp trù phú, dân cư đông đúc, gồm đồng bằng trung tâm, giữa thảo nguyên Nội Mông, trong đó có sa mạc Gô-bi và các sa mạc ở lưu vực sông Ta-rim và sông Dun-ga-ri-an, là một cao nguyên hoàng thổ rộng lớn.
Khí hậu
Trung Quốc nằm trong khu vực gió mùa và có nền khí hậu vô cùng đa dạng từ ấm tới khô. Nhiệt độ trung bình giữa các tháng có sự chênh lệch rất lớn, tháng 1 là gần -5 độ C còn tháng 7 là 26 độ C. ba khu vực được cho là có khí hậu nóng nhất trung Quốc là Trùng Khánh, Vũ Hán và Kinh. Do đấtnước có diện tích rộng lớn nên Trung Quốc có địa hình vô cùng phức tạp, độ cao chênh lệch lớn giữa các vùng kéo theo sự đa dạng của khí hậu. Các kiểu khí hậu từ nam lên bắc ở đất nước này lần lượt là các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, trung ôn đới và hàn ôn đới. Về mùa đông Trung Quốc đa phần có khí hậu lạnh giá. Khí hậu nam bắc có sự chênh lệch rõ rệt. về mùa hè, trừ vùng cao nguyên Thanh Tạng có địa hình quá cao ra thì khí hậu cả nước đều nóng ấm, mưa nhiều song lượng mưa thay đổi tùy vào từng vùng.
Kinh tế - Xã hội
Trung Quốc hiện tại đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, trở thành một cường quốc lớn mạnh với nền kinh tế đứng thứ 2 và được coi là “công xưởng của thế giới”. Giao dịch thương mại giữa các nước Châu Á và Trung Quốc ngày càng phát triển, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế ở khu vực, đồng thời có ảnh hưởng không nhỏ tới giao thương tại nhiều quốc gia. Chính bởi sự phát triển này mà Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia lý tưởng để học tập về khối ngành kinh tế, sản xuất, logistics, khoa học kỹ thuật, công nghệ,…
Hiện tại, Trung Quốc được cả thế giới biết đến là một trong những cái nôi của nền văn hóa nhân loại, với văn hóa riêng đậm đà bản sắc, được tích lũy và gìn giữ qua hàng ngàn năm lịch sử. Đặc biệt, văn hóa Việt Nam bị ảnh hưởng sâu sắc bởi Trung Quốc và có nhiều điểm tương đồng với văn hóa quốc gia này, nên các bạn sinh viên chắc chắn sẽ không bao giờ cảm thấy bị “shock văn hóa” quá lớn khi học tập tại đây.
Bên cạnh đó, là quốc gia có dân số đông nhất thế giới với những ảnh hưởng đáng kể tới kinh tế các nước, tiếng Trung hiện tại đang được coi là một trong ba thứ tiếng được sử dụng nhiều nhất. Đặc biệt với sự giao thương mạnh mẽ của Việt Nam và Trung Quốc hiện nay, việc thành thạo tiếng Trung sẽ mang lại cho các bạn sinh viên rất nhiều cơ hội rộng mở.
Giáo dục - Đào tạo
Nền giáo dục Trung Quốc hiện tại đang ngày càng phát triển theo xu hướng của các quốc gia phương Tây. Các trường Đại học tại đây đều được chú trọng đầu tư với quy mô lớn, đào tạo tổng hợp nhiều khoa và ngành nghề khác nhau. Chất lượng giáo dục và chương trình đào tạo của các trường tại Trung Quốc cũng được thay đổi theo kịp sự phát triển của nền kinh tế, ngày càng thu hút số lượng lớn sinh viên quốc tế. Phương châm chiến lược phát triển giáo dục Trung Quốc là: hướng về hiện đại, hướng về tương lai và hướng ra thế giới.
Đặc biệt, chính bởi sự lớn mạnh của quốc gia này mà hiện tại nhiều trường/ tổ chức giáo dục tại các nước phương Tây đã đặt cơ sở trực tiếp tại đây (VD: Trường Quản trị Khách sạn Blue Mountains - Úc, Tổ chức Giáo dục Quốc tế INTO,…). Điều này tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam có thể học tập với chi phí thấp, trong môi trường đào tạo 100% tiếng Anh, đồng thời có cơ hội học thêm tiếng Trung và dễ dàng chuyển tiếp sang các trường tại Úc, Anh, Mỹ,…
Dân tộc, hành chính, tôn giáo,..
Trung Quốc được biết tới là quốc gia đa dân tộc với 56 dân tộc, trong đó tộc người Hán chiếm đa số (93% dân số), bên cạnh đó còn có tới 55% dân tộc ít người sống rải rác khắp nơi trên lãnh thổ. Toàn Trung Quốc được chia thành 33 tỉnh và 22 thành phố, 5 khu vực tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương quản lý. Thủ đô của Trung Quốc là Bắc Kinh. Đất nước Trung Quốc có bốn tôn giáo chính và chủ yếu đó là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi và Thiên chúa giáo. Người ta sử dụng tiếng Hán là tiếng phổ thông toàn dân và lấy âm Bắc Kinh để làm tiêu chuẩn.
Văn Hóa Trung Quốc: Đất nước du lịch Trung Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những tư tưởng nhân văn của đạo Phật- tốn giáo chiếm đa số và là tôn giáo chính thức tại đât nước này. Du khách có thể cảm nhận rõ điều này thông qua các ngày lễ họi nơi đây. Trong văn hoá ứng xử, người Trung tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác.
Văn hóa ẩm thực Trung Quốc
Sự rộng lớn về diện tích cùng bề dày lịch sử trải qua nhiều dân tộc thống trị, văn hóa ẩm thực Trung Quốc đã có diện mạo độc đáo mà ở đó mê hoặc tất thảy những ai yêu mến ẩm thực nói chung và văn hóa ẩm thực Trung Quốc nói riêng. Ẩm thực Trung Hoa ngày nay không quá xa lạ với người Việt Nam bởi màu sắc riêng biệt rất “Trung Hoa”.
Cùng với sự ảnh hưởng của nhiều cùng văn hóa khác nhau, ẩm thực Trung Hoa là sự kết hợp tinh tế giữa hương, sắc, vị, thị. Sự đa dạng trong nguyên liệu và phương thức chế biến tạo nên những món ăn đặc sắc. Mỗi món ăn Trung Quốc đều mang một ý nghĩa riêng, thể hiện một tư tưởng triết học nào đó của người Trung Hoa: sự hòa quyện của âm dương ngũ hành, hòa quyện của thiên nhiên và con người, của trời và đất, của nóng và lạnh... mỗi món ăn còn có thể trở thành những bài thuốc hiệu quả chữa bệnh cho con người.
Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/tim-hieu-trung-quoc-a32621.html