Hậu môn nhân tạo (HMNT) được hiểu là quá trình mở một lỗ thông với đại tràng nhằm thay thế cho hậu môn thật làm nhiệm vụ đưa phân và khí ra ngoài. Toàn bộ phân sẽ được đưa trực tiếp qua lỗ thông và đổ vào một túi chứa mà không phải đi qua trực tràng.
Hình thức hậu môn này thường được chỉ định thực hiện với các trường hợp như:
Hậu môn trực tràng bị dị dạng.
Xuất hiện các tổn thương ở trực tràng ngoài phúc mạc hoặc ở đoạn đại tràng cố định.
Người bệnh bị tắc ruột dưới ảnh hưởng của ung thư đại trực tràng.
Hoại tử ruột.
Đại trực tràng bị viêm loét và chảy nhiều máu.
Rò trực trực tràng.
Chỉ định thực hiện các bảo vệ thương tổn liên quan đến hệ tiêu hóa.
Thoát phân có tắc.
Nhiễm trùng ổ bụng.
Xuất hiện các khối u phần thấp tại trực tràng.
Hậu môn nhân tạo được sử dụng để đưa phân và khí ra bên ngoài
Vị trí đặt hậu môn tạm thời cho người bệnh cần được đảm bảo các yếu tố sau đây:
Vị trí tại thành bụng phẳng.
Nằm ở phía trên của thắt lưng.
Người bệnh có thể dễ dàng quan sát và chăm sóc cho hậu môn.
Đây là kiểu hậu môn nhân tạo phổ biến nhất hiện nay. Vị trí đặt của hậu môn nằm ở vị trí gần cuối đại tràng và ngay trước trực tràng.
Khi thực hiện đặt kiểu hậu môn này, phần phân được đưa ra ngoài tương tự như phân bình thường nhưng sẽ có xu hướng cứng hơn.
Phần phân thải ra ngoài với hậu môn đặt tại đại tràng ngang thường có mềm hơn so với đại tràng sigma. Trong đó, có 3 kiểu mở hậu môn thường gặp tại vị trí này gồm:
Thường có tính chất tạm thời và thực hiện nhanh hơn so với 2 hình thức đặt hậu môn còn lại.
Hình thức hậu môn này có xu hướng tạo ra đường hầm thành bụng lớn, do đó, nguy cơ người bệnh bị thoát vị cạnh hậu môn cao hơn.
Vị trí đặt hậu môn ở khoảng ¼ trên vùng thành bụng phải hoặc tại hố chậu trái - tương ứng với đại tràng xích ma.
Hậu môn có tính chất vĩnh viễn, được chỉ định với người bệnh sau khi thực hiện thủ thuật cắt đại tràng.
Hậu môn được đưa vào đoạn cuối hồi tràng, sát với hồi manh tràng.
Vị trí đặt hậu môn quyết định độ cứng - mềm của phân được đưa ra bên ngoài
Hậu môn mang tính chất tạm thời.
Đầu gần của hậu môn được đưa ra bên ngoài thành bụng và trở thành một hậu môn tạm thời với chức năng đưa chất thải và khí ra ngoài.
Đầu xa của hậu môn cũng sẽ được đặt ra bên ngoài thành bụng và có một lượng ít chất nhầy chảy ra.
Vị trí mở hậu môn là tại bên trái ổ bụng. Hậu môn được sử dụng phổ biến với người bệnh bị ung thư trực tràng.
Phân được đưa ra từ vị trí đặt hậu môn này thường rắn hơn so với các kiểu hậu môn tạm thời khác.
Phân được thoát ra với kiểu hậu môn này thường ở dạng lỏng và khó cho việc chăm sóc hơn.
Kiểu mở hậu môn nhân tạo đại tràng lên không được sử dụng phổ biến.
Khi thực hiện mở hậu môn nhân tạo, người bệnh có nguy cơ gặp các biến chứng như:
Xuất huyết tại đại tràng.
Nhiễm trùng tại ổ bụng hoặc nhiễm trùng tại vị trí mở hậu môn.
Xuất hiện tổn thương tại các mô xung quanh vùng đặt hậu môn.
Chảy máu tại vị trí đặt hậu môn.
Xuất hiện lỗ rò ngoài ý muốn từ đại tràng vào thành bụng hoặc ổ bụng.
Nhiễm trùng ổ bụng có thể xảy ra sau khi người dùng đặt hậu môn nhân tạo
Với nguy cơ xảy ra các biến chứng, người bệnh sau khi thực hiện thủ thuật đặt hậu môn cần được theo dõi và chăm sóc trong khoảng 1 tuần. Nếu hậu môn mang tính chất tạm thời, sau khi đại tràng phục hồi người bệnh sẽ cần tiếp tục thực hiện thủ thuật đóng hậu môn.
Sau quá trình mở hậu môn, người bệnh có thể mất tới 2 tháng để phục hồi. Trong thời gian này, người bệnh cần chú ý tới các vấn đề sau trong chế độ dinh dưỡng của mình, gồm:
Ưu tiên ăn nhiều bữa trong ngày. Người bệnh tốt nhất nên ăn từ 3 bữa trở lên. Tránh tình trạng ăn quá nhiều đồ ăn cùng một lúc khiến thể dễ gặp tình trạng khó tiêu.
Nhai chậm và nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt.
Uống nhiều nước trong một ngày. Đại tràng là nơi hấp thu nước từ phân trở lại cơ thể, vì vậy, nếu bị mất đi một đoạn đại tràng thì cơ thể có thể bị thiếu nước do bị mất nước qua phân.
Hạn chế việc sử dụng các loại thực ăn dễ gây ra tình trạng tắc ruột như ngô, dứa, nấm, hạt khô,...
Bổ sung vitamin và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể.
Sau phẫu thuật và sử dụng hậu môn, cơ thể có thể bị khó chịu với một số loại thức ăn, thực phẩm. Do đó, sau khi ăn, nếu cảm thấy cơ thể khó chịu, bạn nên ngừng sử dụng.
Người dùng hậu môn tạm thời nên uống nhiều nước để bổ sung đủ cho cơ thể
Người bệnh cần phải thực hiện làm sạch túi hậu môn từ vài lần trong một ngày để đảm bảo vệ sinh. Đồng thời cần giữa cho túi hậu môn đảm bảo không đầy quá một nửa.
Tiến hành chăm sóc và vệ sinh vùng da xung quanh vị trí đặt hậu môn, tránh tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra.
Ưu tiên mặc quần áo thoải mái.
Có chế độ vận động hợp lý, tránh tình trạng vận động quá sức khiến người bệnh bị tổn tại vùng đặt hậu môn.
Một số người bệnh có thể cảm thấy bối rối với việc sử dụng hậu môn tạm thời. Tuy nhiên, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn, giúp đỡ của bác sĩ để được giải đáp nhanh chóng nhất.
Trên đây là tổng hợp các thông tin liên quan đến hậu môn nhân tạo mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Mong rằng đây sẽ những chia sẻ hữu ích nhất giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn hơn quá trình mở hậu môn. Việc mở hay đóng hậu môn nhân tạo cần được sự chỉ định và tư vấn đến từ các bác sĩ chuyên khoa. Do đó, khi có nhu cầu thực hiện các thủ thuật này, bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để thực hiện.
Để được tư vấn sức khỏe hoặc đặt lịch khám tại MEDLATEC, quý khách vui lòng gọi đến số hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/hu-mn-nhn-to-v-nhng-thng-tin-cn-bit-medlatec-a32107.html