Tụ máu não triệu chứng thường gặp và phương pháp điều trị

1. Phân loại tụ máu não

Tụ máu não là một tập hợp máu đông hình thành ở trong hộp sọ sau khi vỡ mạch máu não hay xảy ra chấn thương. Cục máu đông có thể ở giữa các lớp màng bọc ngoài não hoặc trong mô não.

tụ máu não

Tụ máu não là tình trạng xuất hiện cục máu đông trong hộp sọ sau khi bị chấn thương vùng đầu

Dựa trên thể tích chảy máu và mức độ khởi phát nội sọ, tụ máu não được phân thành:

- Tụ máu não cấp tính: cần được điều trị khẩn cấp để bảo vệ tính mạng người bệnh.

- Tụ máu não mãn tính: tuy không nguy hiểm bằng cấp tính nhưng vẫn cần điều trị sớm để các tác động xấu đến vận động hoặc nhận thức được giảm thiểu tối đa đồng thời ngăn ngừa được khả năng diễn tiến xấu hơn của bệnh.

2. Triệu chứng thường gặp ở người bị tụ máu não

Các triệu chứng của tụ máu não có thể xuất hiện trong vài tuần hoặc lâu hơn tính từ thời điểm có va đập vào đầu. Cũng có trường hợp sau khi bị chấn thương ở đầu nhưng vẫn có những biểu hiện tốt đẹp như bình thường, đây gọi là khoảng sáng. Theo thời gian, áp lực lên não ngày càng tăng và sẽ làm xuất hiện các triệu chứng:

- Nôn mửa.

- Cơn đau nhức đầu xuất hiện và ngày càng tăng lên.

- Buồn ngủ, ý thức bị mất dần.

- Lẫn lộn, chóng mặt.

- Kích thước đồng tử có sự chênh lệch rõ rệt.

- Chân tay một bên cơ thể có điểm yếu.

- Huyết áp tăng.

Nếu tình trạng không gian giữa não với xương sọ hoặc tụ máu trong não nhiều thì các triệu chứng càng rõ rệt: động kinh, hôn mê, bất tỉnh,...

Có thể các triệu chứng tụ máu não không thể hiện rõ ràng ngay từ đầu nhưng ngay khi có chấn thương ở đầu, cần theo dõi chặt chẽ mọi thay đổi về tinh thần, thể chất và tình cảm của người bệnh.

Người gặp chấn thương cũng cần nói với người thân về chấn thương của mình vì bất cứ khi nào họ cũng có thể bị mất trí nhớ và quên chấn thương đã xảy ra. Việc chia sẻ này sẽ giúp người xung quanh nhận diện sớm triệu chứng cảnh báo để giúp bệnh nhân có được sự chăm sóc y tế kịp thời.

Tụ máu não cần được cấp cứu ngay vì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, khi có những triệu chứng trên cần tìm kiếm sự hỗ trợ y tế ngay.

3. Chẩn đoán và điều trị tụ máu não

3.1. Chẩn đoán

Chẩn đoán tụ máu não căn cứ trên triệu chứng lâm sàng khi thăm khám cùng với kết quả thu được từ các chẩn đoán hình ảnh. Khi thăm khám cho người bệnh bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, triệu chứng mắc phải, thuốc đang sử dụng và nguyên nhân bị chấn thương đầu.

tụ máu não

Chụp CT-Scanner thường được sử dụng để chẩn đoán tụ máu não

Người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm hình ảnh phù hợp để xác định vị trí và kích thước khối máu tụ như:

- Chụp CT-Scanner: Chụp CT sọ não sẽ giúp phát hiện chi tiết các tổn thương xương sọ và những vùng tụ máu lớn.

- Chụp MRI: Chụp cộng hưởng từ sọ não cho phép đánh giá chi tiết nhu mô não, mạch máu não đồng thời giúp phân biệt được xuất huyết não hay nhồi máu não.

3.2. Điều trị

Đối với từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp điều trị dựa trên mức độ nghiêm trọng của chấn thương, sự hiện diện của chấn thương khác cùng với mức độ tụ máu. Nếu khối máu nhỏ và không có triệu chứng thì việc loại bỏ là không cần thiết.

Nếu triệu chứng xuất hiện hoặc trở nên nghiêm trọng sau khi bị chấn thương ở đầu từ vài ngày đến vài tuần thì người bệnh sẽ được theo dõi thay đổi thần kinh, áp lực nội sọ và chụp CT-Scanner não nhiều lần.

Với bệnh nhân bị khối tụ máu lớn, nguy hiểm đến tính mạng thì sẽ được điều trị:

- Dùng thuốc cầm máu: nhằm giảm nguy cơ chảy máu nhiều hơn, chủ yếu dùng huyết tương đông lạnh và vitamin K.

- Phẫu thuật dẫn lưu máu: thực hiện với trường hợp máu đông khu trú và thay đổi dạng thức từ máu đông đặc sang dạng lỏng. Một lỗ nhỏ trên hộp sọ sẽ được tạo ra để hút dẫn lưu máu ra ngoài và làm giảm áp lực nội sọ.

- Phẫu thuật mở hộp sọ: thực hiện với khối máu tụ lớn, người bệnh sẽ cần mở một phần của xương sọ để lấy cục máu tụ ra.

tụ máu não

Tụ máu não cấp cần được điều trị ngay để bảo vệ sự sống cho bệnh nhân

Thời gian hồi phục sau phẫu thuật tụ máu não sẽ khác nhau ở từng bệnh nhân, từ 1 tháng đến vài năm. Có trường hợp không thể hồi phục hoàn toàn được. Sau điều trị, nếu người bệnh vẫn gặp vấn đề về thần kinh thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định vật lý trị liệu.

3.3. Chăm sóc sau điều trị tụ máu não

Để giúp rút ngắn thời gian hồi phục cho người bệnh sau điều trị tụ máu não, hãy cố gắng:

- Nghỉ ngơi ngay khi thấy mệt mỏi, chỉ hoạt động bình thường trở lại khi đã thấy khỏe hơn.

- Đảm bảo giấc ngủ đêm.

- Khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ thì không tham gia môn thể thao tiếp xúc.

- Trước khi quay trở lại với vận hành máy móc hay bất cứ môn thể thao nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

- Nếu muốn sử dụng loại thuốc nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

- Khi chưa hồi phục hoàn toàn, tuyệt đối không uống rượu.

- Đội mũ bảo hiểm khi chơi môn thể thao vận động mạnh, tham gia giao thông hoặc làm bất cứ việc gì có nguy cơ gây tổn thương cho vùng đầu.

- Nếu bị va chạm ở vùng đầu cần đến cơ sở y tế kiểm tra ngay.

- Nếu bị buồn nôn, nôn, chóng mặt, hoa mắt,... nên thăm khám để đánh giá lại kết quả điều trị và can thiệp y tế khi cần thiết.

Việc xảy ra va chạm gây chấn thương là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống nhưng nếu tự chủ động trang bị biện pháp bảo vệ vùng đầu sẽ giúp giảm thiểu rủi ro gặp phải.

Mong rằng những thông tin từ bài viết này sẽ giúp quý khách nhận diện sớm các triệu chứng tụ máu não để không bỏ lỡ thời điểm cần can thiệp y tế, bảo vệ sự sống của chính mình.

Nếu nghi ngờ và cần được chẩn đoán tụ máu não, quý khách có thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56. Tổng đài viên của bệnh viện sẽ có những hướng dẫn cụ thể để giúp quý khách nhanh chóng có được lịch khám phù hợp.

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/t-mu-no-triu-chng-thng-gp-v-phng-php-iu-tr-a31963.html