TRẺ SƠ SINH MẤY THÁNG MỌC RĂNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ MỌC RĂNG SỚM

Mọc răng là một trong những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Khi những chiếc răng đầu tiên nhú lên, đồng nghĩa với việc bé đang chuẩn bị cho quá trình ăn thức ăn đặc thay vì chỉ bú sữa mẹ và sữa công thức. Vậy trẻ sơ sinh mấy tháng mọc răng? Dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng sớm là gì? Cùng Bệnh viện Phương Đông tham khảo ngay trong bài viết dưới đây.

Trẻ sơ sinh mấy tháng mọc răng?

Thông thường, từ tháng thứ 6 trẻ nhỏ sẽ bắt đầu mọc răng và quá trình này diễn ra cho tới khi trẻ được khoảng 2 tuổi. Khi được 12 tháng, bé sẽ có khoảng 6 chiếc răng và bé đã mọc đầy đủ 20 chiếc răng sữa khi được 24 tháng chia đều cho cả hàm trên và hàm dưới. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trẻ có thể mọc răng muộn hơn hoặc sớm hơn.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh mọc răng sớm

  • Chảy nước dãi

Quá trình mọc răng của con có thể kích thích tiết nhiều nước dãi. Trẻ sơ sinh trong khoảng 10 tuần tuổi đến khoảng 4 tháng tuổi đã bắt đầu thực hiện công việc tiếp nước, tình trạng chảy nước dãi tiếp tục cho đến khi răng của bé mọc tiếp.

  • Cắn

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh mọc răng sớm là cắn. Khi áp lực từ răng chọc qua dưới nướu gây ra cho trẻ rất nhiều khó chịu, điều này có thể làm giảm áp lực nhai và cắn. Vì vậy, trẻ sẽ cắn mọi thứ để làm giảm cảm giác này. Cha mẹ nên chuẩn bị đồ gặm nướu để không tổn thương đến lợi cũng như đảm bảo vệ sinh cho trẻ.

  • Sốt/Phát ban khi mọc răng

Mọc răng cũng làm cho hệ miễn dịch của trẻ thay đổi dẫn đến tình trạng sốt, phát ban. Khi có dấu hiệu này cha mẹ nên theo dõi thân nhiệt của con để có biện pháp xử lý kịp thời. Khi trẻ sốt nhẹ cha mẹ có thể điều trị tại nhà như: cho trẻ bú nhiều, chườm ấm, thay quần áo thoáng mát. Trường hợp sốt cao cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra chính xác tình trạng của trẻ.

  • Quấy khóc

Không phải trẻ con nào mọc răng cũng quấy khóc. Có những trẻ lại chịu nhiều đau đớn do mô nướu bị viêm, điều này khiến trẻ hay rên rỉ hoặc khóc lóc. Những chiếc răng đầu tiên như răng hàm thường gây cảm giác đau nhất. Ngoài ra còn một số dấu hiệu khác như ho không kèm sốt, ngủ không ngon giấc… Đây cũng là những biểu hiện khi trẻ lên răng, cha mẹ cần kiểm tra vùng nướu lợi kỹ càng để có biện pháp dỗ dành và chăm sóc trẻ thích hợp.

  • Bứt rứt khó chịu

Khi chiếc răng nhỏ của con đè lên nướu và trồi lên bề mặt khiến con bứt rứt khó chịu. Một số trẻ có thể cáu kỉnh trong vài giờ, hoặc có thể quấy khóc trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần

Trẻ sơ sinh mọc răng có điều gì đáng lo ngại không?
  • Biếng ăn

Theo các chuyên gia, khi bé mọc răng sẽ có hiện tượng bỏ bữa, biếng ăn xảy ra. Nguyên nhân được là do những cơn khó chịu, đau nhức xuất hiện khi răng mọc lên.

Khi bé mọc răng, nướu sẽ bị nứt ra và tấy đỏ để cho những chiếc răng sữa bắt đầu mọc lên. Quá trình nứt nướu khiến bé bị đau, khó chịu, phát sốt, quấy khóc dẫn đến biếng ăn, thậm chí bỏ ăn. Trong một số trường hợp, trẻ mọc răng còn có các triệu chứng khác như rối loạn tiêu hóa, mẩn đỏ ở cằm, phát ban… Tất cả những tình trạng này đều khiến trẻ mệt mỏi và lười ăn.

Ngoài ra, khi trẻ mọc răng, các enzyme trong cơ thể bé bắt đầu tập trung vào những vị trí răng đang mọc để hỗ trợ răng sớm nhú ra ngoài. Điều này khiến enzyme tiêu hóa bị giảm đi từ đó khiến trẻ cảm thấy không ngon miệng khi ăn, dẫn đến chán ăn.

  • Khó ngủ, ngủ không sâu giấc

Việc mọc răng có thể thay đổi hoàn toàn giấc ngủ ngon của trẻ. Tuy nhiên, việc giấc ngủ bị gián đoạn ở giai đoạn này là điều hết sức bình thường. Bởi khi răng bắt đầu nhú lên, lợi của con thường trở nên nhạy cảm, khiến bé khó chịu, dễ quấy khóc và có giấc ngủ chập chờn. Bạn có thể giúp bé giảm đau bằng cách cho con sử dụng miếng cắn nướu hoặc nhẹ nhàng rơ tay dọc theo lợi của bé. Nếu bé cả đêm không ngủ, mẹ hãy thì thầm trò chuyện hoặc hát ru xoa dịu con. Đặc biệt, cha mẹ cố gắng duy trì thói quen đi ngủ sớm và dỗ dành trẻ nhiều hơn.

  • Thường xuyên sờ vào vùng má và tai

Khi mọc răng, nếu cha mẹ nhận thấy trẻ hay có cử chỉ sờ vào vùng bị đau như má, tai, thi thoảng trẻ gãi như bị ngứa, đây cũng chính là một trong những dấu hiện nhận biết con mọc răng sớm mẹ không được bỏ qua.

Bé sẽ mọc răng theo thứ tự và giai đoạn như thế nào?

  • Răng cửa trung tâm

Chiếc răng đầu tiên (răng cửa trung tâm ở hàm dưới) thường xuất hiện khi trẻ 6 tháng tuổi. Thông thường, bé cảm thấy đau nhất khi mọc chiếc răng đầu tiên. Trẻ có thể chán ăn, cáu kỉnh, thích cắn và sốt nhẹ. Sau khi hai răng cửa trung tâm ở hàm dưới xuất hiện, hai răng cửa trung tâm ở hàm trên sẽ bắt đầu mọc khi bé được khoảng 8 tháng.

  • Răng cửa bên

2 chiếc răng cửa bên ở hàm trên sẽ bắt đầu mọc khi bé được 7 - 10 tháng. Khi trẻ được 16 tháng, các răng cửa bên ở hàm dưới sẽ xuất hiện muộn hơn .

  • Răng hàm đầu tiên

Sau khi bé mọc cả 4 cái răng cửa, răng hàm sẽ bắt đầu nhú lên, 2 chiếc răng hàm trên đầu tiên sẽ mọc khi bé 13 - 19 tháng tuổi. Chiếc răng hàm đầu tiên ở hàm dưới mọc muộn hơn thường là khi bé được 14 - 18 tháng tuổi.

  • Răng nanh

Khi chạm mốc 16 - 18 tháng tuổi con có thể đã mọc răng nanh. Những chiếc răng này mọc lên sẽ lấp đầy khoảng trống giữa răng hàm và răng cửa. Trong khi đó, những chiếc răng nanh ở hàm dưới sẽ mọc ra ngay sau khi những chiếc răng nanh ở phía trên mọc đầy đủ. Trong một số trường hợp, khi trẻ 22 tháng mới có thể phát triển đầy đủ cả 4 chiếc răng nanh.

  • Răng hàm thứ hai

Chiếc răng hàm thứ hai xuất hiện cuối cùng trong quá trình mọc răng của bé. Khi trẻ được 20 đến 23 tháng chiếc răng hàm thứ hai ở hàm dưới sẽ xuất hiện. Khi chiếc răng hàm thứ hai bên dưới mọc lên, vào khoảng tháng thứ 25 những chiếc bên trên sẽ mọc. Như vậy, khi bé chạm mốc 2,5 tuổi hàm răng của trẻ nhỏ sẽ hoàn chỉnh.

Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian mọc răng của trẻ

Trẻ mọc răng sớm hay muộn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể như sau:

  • Di truyền: Nếu bố, mẹ hoặc người thân của trẻ mọc răng sớm thì trẻ có khả năng cũng mọc răng sớm hơn các trẻ khác.
  • Dinh dưỡng: Nếu trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì khả năng mọc răng của trẻ sẽ nhanh hơn. Đây được coi là yếu tố quan trọng quyết định đến thời gian mọc răng của trẻ.
  • Vitamin D, canxi: Trẻ mọc răng muộn hay sớm còn phụ thuộc vào việc trẻ có bị thiếu vitamin D (không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, do sinh thiếu tháng,… ) hoặc không đủ canxi hay không.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thời gian mọc răng ở trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh mọc răng sớm quá có sao không?

Có thể thấy trẻ mọc răng sớm hay muộn là việc hoàn toàn bình thường. Có trẻ hơn 1 tuổi mới mọc răng đầu tiên thậm chí trẻ sơ sinh đã có sẵn 1 - 2 chiếc răng. Vì vậy cha mẹ không nên quá lo lắng về việc trẻ mọc răng sớm mà nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng để răng của trẻ mọc lên chắc khỏe, không bị dị dạng.

Cách chăm sóc bé trong gia đoạn mọc răng

  • Giúp bé đang mọc răng dễ chịu hơn: Các bậc phụ huynh có thể giảm sự khó chịu cho trẻ bằng cách cho trẻ ngậm, cắn ti giả để giảm sự khó chịu. Nếu trẻ sốt nhẹ, cha mẹ chỉ cần bổ sung nước và lau nước ấm cho con. Trường hợp sốt cao cho con đến viện để bác sĩ khám và cho thuốc đúng liều.
  • Chế độ ăn uống: Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng như: cháo, súp. Tránh thức ăn quá lạnh, quá nóng như kem, hạt tiêu, ót, tương ớt và bổ sung hàm lượng canxi trong bữa ăn hàng ngày
  • Vệ sinh răng miệng cho bé: Vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng cách lau sạch nước dãi chảy quanh nướu, miệng bằng khăn sạch, mềm, đặc biệt là sau khi cho trẻ bú và ăn. Mẹ chỉ cần dùng miếng vải mềm sạch hoặc gạc quấn quanh ngón tay trỏ và lau nhẹ nhàng.

Lưu ý những dấu hiệu mọc răng cần phải khám bác sĩ?

Thông thường trẻ sốt mọc răng thường không sốt cao, chỉ khoảng 38-38,5 độ C và kèm theo các dấu hiệu như lười ăn, chảy dãi nhiều, nghiến ti mẹ, bé thích cắn và đưa tay hay vật lạ vào mồm nhai, quấy khóc… thì rất có thể con đang sốt mọc răng. Thông thường trẻ nhỏ thường mọc răng sữa ở độ tuổi 6 tháng tuổi trở đi, vì vậy bố mẹ cần lưu ý khoảng thời gian này.

Khi trẻ bị sốt kèm theo các dấu hiệu bé mọc răng, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan vì cũng có rất nhiều bệnh lý có thể đi kèm. Vì vậy khi bé có các biểu hiện sốt mọc răng dù có kèm theo các biểu hiện khác như đau họng, ho, tiêu chảy, khó thở, sốt cao kéo dài không đáp ứng với thuốc hạ sốt,… bố mẹ cần đưa con đi thăm khám với bác sĩ Nhi khoa để đảm bảo bé yêu được chẩn đoán đúng bệnh và không bỏ qua bất cứ bệnh lý nguy hiểm nào có thể xảy ra.

Có thể thấy, trẻ mọc răng muộn hay sớm cũng không ảnh hưởng quá lớn đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám răng để các bác sĩ kiểm tra tránh để lại những bất thường.

Nếu cần tư vấn, đặt lịch khám, hoặc giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ số điện thoại đến Trung tâm Y tế huyện Yên Lập: 02106.589.589 sẽ được hỗ trợ tốt nhất.

Website: trungtamytehuyenyenlap.com

Facebook: Trung tâm Y tế huyện Yên Lập

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/tr-s-sinh-my-thng-mc-rng-du-hiu-nhn-bit-a31273.html