Trong bức tranh nông nghiệp hiện đại của Việt Nam, ngành chăn nuôi gà công nghiệp đã góp phần làm phong phú và đa dạng của nền kinh tế. Nhắc đến chăn nuôi gà công nghiệp không chỉ đơn thuần đề cập đến hoạt động sản xuất quy mô lớn, mà còn là câu chuyện về an ninh lương thực, về bài toán cung - cầu và vị thế Việt Nam trên thị trường xuất khẩu thực phẩm toàn cầu.
Chăn nuôi gà công nghiệp là gì?
Chăn nuôi gà công nghiệp là mô hình sản xuất tập trung, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quy trình chăn nuôi, nhằm mục đích đạt được năng suất, hiệu quả cao nhất. Mô hình này thường được áp dụng cho gà thịt và gà đẻ, với đặc điểm nổi bật là:
- Quy mô lớn: Nuôi số lượng lớn gà trong cùng một trang trại, tối ưu hóa diện tích và nguồn lực.
- Quản lý khoa học: Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến như thức ăn dinh dưỡng, hệ thống chuồng trại hiện đại, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả.
- Tự động hóa cao: Sử dụng máy móc, thiết bị tự động hóa trong các khâu chăm sóc, thu hoạch, xử lý sản phẩm.
Nhu cầu tiêu thụ thịt gà và trứng gà ngày càng tăng cao, chăn nuôi gà công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu này, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Ngành chăn nuôi gà công nghiệp tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và góp phần vào GDP của cả nước. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia xuất khẩu thịt gà và trứng gà lớn nhất thế giới, chăn nuôi gà công nghiệp đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu nông sản của đất nước.
Thực trạng chăn nuôi gà công nghiệp tại Việt Nam
Ngành chăn nuôi đóng vai trò lĩnh vực mũi nhọn trong nông nghiệp Việt Nam, với mức tăng trưởng ổn định, chiếm hơn 25,26% tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp. Ngành chăn nuôi giúp nông dân gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn, đồng thời mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Với sự quan tâm của chính phủ, cộng thêm sự phát triển của công nghệ, ngành chăn nuôi Việt Nam được dự đoán sẽ tăng trưởng 4 - 5% vào năm 2025 và 3 - 4% trong giai đoạn 2026-2030.
Trong đó, ngành chăn nuôi gà công nghiệp Việt Nam phát triển với nhiều mô hình đa dạng, từ quy mô nhỏ lẻ đến lớn quy mô, tập trung và hiện đại. Theo số liệu năm 2023, sản lượng thịt gia cầm hơi đạt 2,31 triệu tấn, tăng trưởng hơn 6% so với năm 2022. Sản lượng trứng gà đạt 19,2 tỷ quả, tăng trưởng hơn 5,2% so với năm 2022.
Ngành chăn nuôi Việt Nam, đặc biệt là chăn nuôi gà công nghiệp, có tiềm năng phát triển rất lớn. Để khai thác tối đa tiềm năng này, cần có sự chung tay của chính phủ, doanh nghiệp và người chăn nuôi trong việc đầu tư vào khoa học kỹ thuật, phát triển chăn nuôi an toàn, bảo vệ môi trường và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Xu hướng phát triển của chăn nuôi gà công nghiệp tại Việt Nam
Dự báo nhu cầu thị trường đối với thịt gà và trứng gà trong tương lai:
Nhu cầu tiêu thụ thịt gà và trứng gà tại Việt Nam và trên thế giới được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), nhu cầu tiêu thụ thịt gà dự kiến sẽ tăng 17% trong giai đoạn 2020 - 2030, đạt 137 triệu tấn vào năm 2030. Nhu cầu tiêu thụ trứng gà cũng sẽ tăng 11%, đạt 67 triệu tấn trong cùng giai đoạn.
Nhân tố thúc đẩy nhu cầu:
- Tăng trưởng dân số: Dân số thế giới ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ thực phẩm, bao gồm thịt gà và trứng gà, cũng tăng lên.
- Nâng cao thu nhập: Khi thu nhập bình quân đầu người tăng cao, người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao hơn như thịt gà và trứng gà.
- Thay đổi thói quen tiêu dùng: Nhu cầu về thực phẩm tiện lợi, dễ chế biến ngày càng tăng cao, thúc đẩy tiêu thụ thịt gà và trứng gà đông lạnh, chế biến sẵn.
- Nhận thức về sức khỏe: Thịt gà và trứng gà được biết đến là nguồn cung cấp protein chất lượng cao, vitamin và khoáng chất thiết yếu, phù hợp với chế độ ăn uống lành mạnh.
Xu hướng phát triển của chăn nuôi gà công nghiệp:
Để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng, ngành chăn nuôi gà công nghiệp Việt Nam đang hướng tới những xu hướng phát triển sau:
- Quy mô hóa sản xuất: Các trang trại chăn nuôi gà công nghiệp có quy mô ngày càng lớn, áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Tăng cường an toàn sinh học: Việc đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi gà công nghiệp là yếu tố then chốt để bảo vệ sức khỏe đàn gà và cung cấp sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng.
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật: Các tiến bộ khoa học kỹ thuật như di truyền học, dinh dưỡng, thú y được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi gà công nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm thiểu chi phí sản xuất.
- Phát triển chăn nuôi bền vững: Ngành chăn nuôi gà công nghiệp đang hướng tới mô hình phát triển bền vững, thân thiện với môi trường và đảm bảo phúc lợi động vật.
Vietstock 2024: Nắm bắt xu hướng, áp dụng công nghệ, bứt phá lợi nhuận trong chăn nuôi
Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024, hai sự kiện hàng đầu về chăn nuôi và thủy sản, hứa hẹn mang đến một cơ hội không thể bỏ qua cho những người trong ngành nhằm nắm bắt xu hướng, áp dụng công nghệ tiên tiến, và đạt được những bước tiến vượt bậc trong lợi nhuận. Kỷ niệm 20 năm đồng hành cùng ngành chăn nuôi Việt Nam, triển lãm này đã trở thành nền tảng đổi mới sáng tạo và kiến thức chuyên môn, kết nối chuyên gia và doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới.
Sự Kiện Hàng Đầu về Đổi Mới và Sáng Tạo
Vietstock và Aquaculture Vietnam đứng đầu trong việc thúc đẩy các giải pháp tiên tiến cho ngành chăn nuôi và thủy sản. Với diện tích triển lãm là 15.000 m2, sự kiện năm nay sẽ quy tụ hơn 400 đơn vị trưng bày và dự kiến thu hút 13.000 khách tham quan từ 50 quốc gia, làm nổi bật sự đa dạng và sự phong phú của ngành.
Các Hoạt Động Đáng Chú Ý
- Trưng bày Sản phẩm & Dịch vụ, Công nghệ: Là điểm nhấn của triển lãm, nơi giới thiệu những đột phá mới nhất trong ngành.
- Hội nghị & Hội thảo Kỹ thuật: Diễn đàn để chia sẻ kiến thức, cập nhật thông tin thị trường và thảo luận các thách thức và cơ hội phát triển của ngành.
- Chương trình Match & Meet: Không gian kết nối doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để đạt được quyết định kinh doanh ngay tại sự kiện.
- Chương trình Hỗ trợ Khách tham quan theo đoàn: Hỗ trợ đặc biệt nhằm tăng cường tiếp cận và trải nghiệm cho các hộ chăn nuôi.
Ngoài ra, Vietstock 2024 còn có nhiều hoạt động nổi bật khác, tạo điều kiện cho người chăn nuôi giao lưu, học hỏi và phát triển kinh doanh.
Bên cạnh đó, trước thềm triển lãm, Vietstock tổ chức chuỗi hội thảo đầu bờ nhằm mang kiến thức chuyên sâu về chăn nuôi đến hộ và trang trại tại các tỉnh thành trên Việt Nam. Vào ngày 13 tháng 8, hội thảo chuyên đề gà đẻ trứng sẽ được tổ chức tại tỉnh Tiền Giang. Đây là cơ hội cho các trang trại cải thiện phương thức và quy mô chăn nuôi để đạt được lợi nhuận tối đa.
- Đăng ký tham gia hội thảo đầu bờ: https://forms.gle/Vmgr29xq37DxXucV6
- Đăng ký tham quan triển lãm: https://ers-vn.informa-info.com/vsv24 Đặt gian hàng: https://www.vietstock.org/dat-gian-hang/
Liên hệ chúng tôi:
- Đặt Gian Hàng: Ms. Sophie Nguyen - [email protected]
- Hỗ Trợ Tham Quan: Ms. Phuong - [email protected]
- Hỗ Trợ Truyền Thông & Marketing: Ms. Anita Pham - [email protected]