Con người thường đánh giá quá cao khả năng hiện tại và đánh giá quá thấp những thành đạt trong tương lai xa. Chẳng hạn, ta thường mơ mộng rằng khoản đầu tư sẽ tăng vọt trong 1 năm, nhưng coi thường cơ hội tích lũy lãi kép trong 5-10-20 năm sau. Cách suy nghĩ ngắn hạn làm cho nhiều người “đứt gánh giữa đường”, bỏ rơi ước mơ hoàn toàn có thể nằm trong tầm tay trong 5 năm tới. Hãy cùng Prudential đọc bài viết dưới đây để lập kế hoạch cho bản thân trong 5 năm tới và chinh phục ước mơ tương lai nhé!.
Tại sao lập kế hoạch cho bản thân trong 5 năm tới rất quan trọng?
Khi lập kế hoạch cho bản thân trong 5 năm tới, bạn sẽ có sự chuẩn bị, tìm hiểu, theo dõi, dự đoán và động lực cố gắng. Có kế hoạch trong tay, bạn nhìn thấy được lộ trình cụ thể giúp mình tập trung, không phân tâm vào những thứ ngoài lề.
5 năm không dài không ngắn. Đối với người lênh đênh không có kế hoạch, họ sẽ thấy khoảng thời gian trôi qua rất nhanh, mà mình lại không có thành tựu nào đáng tự hào. Còn bạn, bạn sẽ làm gì?
Sau đây là 6 bước lập kế hoạch cho bản thân trong 5 năm tới để cuộc sống của bạn trở nên có định hướng và ý nghĩa hơn.
Đừng phung phí thời gian của chính mình nhé.
Bước 1: Hiểu rõ bạn muốn gì cho bản thân trong 5 năm tới
Trong 5 năm tới, bạn có muốn kinh doanh, đi du học, hay lên làm quản lý? Suy nghĩ kĩ về mục tiêu mà chính bản thân bạn mong muốn và đừng để cho xã hội, người thân, bạn bè ảnh hưởng quá nhiều.
Nên đi sâu tìm hiểu tại sao bạn lại muốn có mục tiêu như thế. Đặt sai mục tiêu có thể làm hỏng cả kế hoạch từ những bước đầu tiên. Vì nếu bạn vốn không muốn, thì sẽ cảm thấy bị ép buộc, không có đủ động lực để kiên trì để làm tốt những việc cần làm. Kế hoạch đã đề ra sẽ trở thành “gông cùm” làm cuộc sống trở nên bức bối.
Tôi muốn gì và vì sao? Trả lời thật tốt, thật cụ thể cho câu hỏi này để lập nền tảng vững chắc cho kế hoạch, bạn nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm: Yêu nghề nhất định sẽ thành công với nghề
Chọn đúng mục tiêu là cực kỳ quan trọng cho sự bền bỉ
Bước 2: Xác định mục tiêu cụ thể từng năm
Có câu nói: “Ta hãy chọn ước mơ lớn hơn mình 1 size để mình có thể lớn lên và mặc vừa.” Khi đặt mục tiêu cho 5 năm sau, hãy chọn mục tiêu có tính thử thách bản thân, nhưng không quá xa vời. Sau đó, hãy chia nhỏ mục tiêu thành từng năm, từng giai đoạn. Cách này sẽ giúp bạn nhìn rõ hơn con đường cần đi, để có những quyết định phù hợp đẩy mình tiến bước chứ không đi lùi.
Bạn có thể bắt đầu từ việc vạch ra đâu là đích đến, và từ từ vẽ ra lộ trình từng bước đi ngược lại để đến đích với câu hỏi “làm như thế nào để bước này có thể hiện thực hóa?”
Ví dụ, để đi du học, bạn cần có học bổng. Để có học bổng, bạn cần phải đáp ứng được các chỉ tiêu cấp học bổng, như kinh nghiệm và bằng cấp. Để đáp ứng được, bạn cần phải trau dồi thêm kĩ năng, tìm việc làm phù hợp, tham gia cộng đồng du học sinh,… Đi từ mục tiêu cuối cùng là được đi du học, bạn có thể từng bước đi ngược lại đến điểm bắt đầu hiện tại. Như thế, bạn sẽ có được những mục tiêu nhỏ hơn, cụ thể hơn cho từng năm.
Năm nay có phải năm bạn bắt đầu hiện thực hóa ước mơ?
Bước 3: Liệt kê nguồn lực cần có cho từng mục tiêu
Ước mơ như một chiếc xe, cần được ‘nuôi’ với các yếu tố như kỹ năng, tài chính, thời gian, sức lực, và mối quan hệ. Cho từng mục tiêu cụ thể, hãy ghi rõ những điều kiện cần và đủ để đạt được nó.
Với ví dụ du học trên, học bổng yêu cầu phải có IELTS 8.0, thì bạn phải bỏ ra thời gian, tiền bạc để nâng cao kỹ năng tiếng Anh và luyện thi. Hoặc nếu bạn đặt mục tiêu muốn có danh mục đầu tư chứng khoán có hiệu suất đầu tư cao, bạn cần tìm hiểu các loại cổ phiếu hoặc quỹ mở có khả năng chịu được biến động của thị trường.
Ngoài ra, bạn cũng nên phân loại các nguồn lực cần có như sau:
- Nguồn lực dồi dào sẵn có: việc bạn đã làm khá giỏi, dễ dàng, cần phải duy trì và tận dụng.
- Nguồn lực có sẵn nhưng cần cải thiện: những thứ bạn cần phải bổ sung, nâng cao trong trung hạn để giúp mình tiến bước.
- Nguồn lực chưa có: những thứ hiện không có, cần bạn phải cố gắng và chủ động để có được nó.
Khi đánh giá các nguồn lực này, bạn sẽ nhận ra là mình không quá thiếu thốn. Có một số điều kiện mình đã thỏa mãn, và phải hết mình duy trì, tận dụng, tối ưu những nguồn lực ấy. Bên cạnh đó, bạn sẽ nhận ra những tiêu chí tưởng chừng mình chưa có được cũng không nhiều như bạn nghĩ. Và chỉ cần bạn lên kế hoạch hành động cụ thể, thực tế, thì các mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được trong tầm tay.
Tổng hợp thật nhiều nguồn lực và sự giúp đỡ. Bạn không phải đi một mình.
Bước 4: Lập kế hoạch hành động cho từng tháng
Đến đây, bạn hãy chia nhỏ các mục tiêu đã có thành các mục tiêu nhỏ hơn, cụ thể cho từng năm và xác định đâu là những nguồn lực cần thiết để đạt được chúng. Bạn hãy nhớ ghi xuống cẩn thận, rõ ràng lộ trình cho từng năm, từng tháng và luôn giữ kỹ bên mình nhé. Mỗi khi tự hỏi tại sao mình lại cố gắng mà vẫn chưa đạt được mục tiêu, bạn có thể xem lại lộ trình đã hoạch định này để tự cổ vũ bản thân.
Bước 5: Bắt tay hành động nào!
Đến bước 5, kế hoạch cho 5 năm tới của bạn đã trở nên khá cụ thể và có thể bắt đầu hành động được rồi. Trong bước này, hãy thả lỏng tinh thần và cơ thể, đừng quá lo lắng đến 5 năm tới sẽ ra sao. Thay vào đó, bạn hãy tập trung vào những việc cần làm đã xác định của ngày hôm sau và cứ thế mạnh mẽ tiến tới. Hãy nhớ rằng, con đường hướng đến mục tiêu luôn có nhiều chông gai, thử thách nên hãy luôn vững tin, nỗ lực chứ đừng hoài nghi hay chùn bước.
>>> Có thể bạn quan tâm: Kế hoạch nằm trên bàn, tuy khó quá nhưng quyết không để từ từ!
Kế hoạch cũng chỉ là kế hoạch nếu bạn mãi chần chừ
Bước 6: Đánh giá và chỉnh sửa kế hoạch
Khi bắt đầu hành động, nên nhớ rằng cuộc sống không ai biết được chữ ngờ. Bạn cần giữ tâm thế linh hoạt, có thể sẽ phải thay đổi mục tiêu ngắn hạn, để luôn giữ vững mục tiêu trọng tâm nhất. Tinh chỉnh kế hoạch theo nguồn lực sẵn có để bạn có thể kiên trì đến cùng.
Ngoài ra, khi đạt những mốc quan trọng, bạn có thể tự “ăn mừng” bằng nhiều cách: Bạn có thể đi chơi một bữa ‘thả ga’ với người thân, bạn bè, hoặc cũng có thể tự thưởng cho mình một bữa ăn ngon, tự gửi thiệp chúc mừng,... để mình có thêm động lực tiến bước về phía mục tiêu.
>>> Có thể bạn quan tâm: Xây dựng kế hoạch tương lai - Bí quyết để đạt được thành công
Lập kế hoạch cho bản thân trong 5 năm tới để xây dựng tương lai đúng ý nguyện
5 năm tới bạn sẽ là sống ra sao? Trở thành người như thế nào? Đây là những câu hỏi mà bạn của hiện tại có thể tự đặt ra cho mình. Và với một kế hoạch cụ thể kết hợp các nguồn lực cần thiết, lòng kiên trì, niềm tin bền bỉ, sự nỗ lực không ngừng và một chút may mắn, bạn hoàn toàn có thể bắt tay vào gầy dựng một tương lai như mình hằng mong muốn.
Bạn biết không, xây dựng kế hoạch tài chính an toàn và bền vững cho tương lai cũng là một yếu tố quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Trong đó, việc tham gia bảo hiểm nhân thọ tích lũy tài chính không chỉ bảo vệ cuộc sống trước rủi ro, đầu tư cho tương lai con cái, mà còn chuẩn bị tốt cho tuổi trung niên đầy an vui và độc lập.
Bạn có thể tham khảo Sản phẩm bảo hiểm Liên kết chung PRU-CHỦ ĐỘNG CUỘC SỐNG Giải pháp giúp bạn chủ động lập kế hoạch tài chính cho những mục tiêu quan trọng của cuộc sống. Với sản phẩm PRU-CHỦ ĐỘNG CUỘC SỐNG, người tham gia có thể linh hoạt tích lũy tài chính để thực hiện được ước mơ và vững tâm trước những thay đổi của cuộc sống.
- Chủ động tích lũy cho tương lai với lãi suất cam kết từ Quỹ liên kết chung của Prudential.
- Chủ động bảo vệ tài chính cho bản thân và gia đình trước rủi ro.
- Chủ động, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch tài chính trong suốt quá trình tham gia sản phẩm.
Prudential hy vọng bài viết này mang đến thông tin hữu ích, công cụ hiệu quả và nguồn năng lượng dồi dào giúp bạn đạt được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Hãy liên hệ ngay với các tư vấn viên chuyên nghiệp, tận tâm của Prudential để được tư vấn kỹ lưỡng về các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phù hợp với nhu cầu và mục tiêu, góp phần xây đựng kế hoạch tài chính và kết hoạch cuộc đời bền vững trong 5 năm tới.