Văn học là một ngành học thuộc về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, nhằm mục đích đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực khối ngành về văn hóa, xã hội cho đất nước. Ngành Văn học hiện nay đang trở thành ngành “hot” cho những thí sinh có niềm đam mê văn học và sáng tác văn học.
1. Tìm hiểu ngành Văn học
- Ngành Văn học (tiếng Anh là Literature) là ngành chuyên cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về lí luận văn học, kiến thức phổ biến về văn hóa và ngôn ngữ và trang bị kiến thức sâu rộng về văn học Việt Nam cùng các nền văn học nổi tiếng trên thế giới.
- Sinh viên học ngành Văn học sẽ được rèn luyện kĩ năng tư duy, phương pháp luận giúp nghiên cứu văn học, phương pháp giảng dạy, phương pháp nâng cao khả năng cảm thụ văn học và sáng tác văn học. Ngành học này giúp sinh viên có ý thức trách nhiệm cao, thấm nhuần niềm tự hào dân tộc, có phẩm chất đạo đức tốt, biết trân trọng, phát huy giá trị nhân văn của dân tộc, nhằm xây dựng một đời sống văn học lành mạnh.
- Ngành Văn học còn đào tạo cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học, quy tắc sử dụng ngôn ngữ trong văn học, văn nói, văn viết phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu Văn học. Theo học ngành này, sinh viên cảm thụ kỹ năng về: Phân tích, đánh giá, bình luận các tác phẩm văn học, để có cái nhìn sâu sắc hơn về nền Văn học nước nhà. Ngoài ra, sinh viên còn được đào tạo kiến thức về lĩnh vực báo chí, truyền thông, giup sinh viên làm quen với hoạt động biên tập, phóng viên, biên soạn.
2. Chương trình đào tạo ngành Văn học
Các bạn tham khảo khung chương trình và các môn học chuyên ngành Văn học trong bảng dưới đây.
Khối kiến thức chung
1
Giáo dục quốc phòng2
NLCB của CN Mác-Lênin-phần 13
Tiếng Anh 14
Tiếng Pháp 15
Tiếng Nga 16
Giáo dục thể chất 17
NLCB của CN Mác-Lênin-phần 28
Tiếng Anh 29
Tiếng Pháp 210
Tiếng Nga 211
Tin học đại cương12
Tâm lý học13
Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ14
Giáo dục thể chất 215
Âm nhạc16
Tư tưởng Hồ Chí Minh17
Tiếng Anh 318
Tiếng Pháp 319
Tiếng Nga 320
Kỹ năng giao tiếp21
Giáo dục thể chất 322
Giáo dục học23
Đường lối CM của ĐCS Việt Nam24
Giáo dục thể chất 425
Tâm lý học giáo dục26
Khối kiến thức chuyên ngành1
Cơ sở văn hóa Việt Nam2
Văn học dân gian Việt Nam3
Cơ sở ngôn ngữ văn tự Hán Nôm4
Lịch sử Việt Nam5
Tiếng Việt thực hành6
Đại cương nghệ thuật học7
8
"Tam giáo" và văn hóa Việt Nam9
Logic học10
11
12
Văn bản Hán Văn13
Phương pháp nghiên cứu khoa học14
Xã hội học15
Văn học, nhà văn, bạn đọc16
17
Văn học châu Á18
19
Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt20
Môi trường và phát triển21
Lịch sử văn minh thế giới22
Tiếng Anh chuyên ngành23
Tiếng Pháp chuyên ngành24
Tiếng Nga chuyên ngành25
Tiếng Nga chuyên ngành26
Đại cương thi pháp học27
28
Tác phẩm và thể loại văn học29
30
31
Tiến trình văn học32
33
Ngữ dụng học34
Phong cách học tiếng Việt35
Thực tập cuối khóa 136
Thực tập cuối khóa 237
Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm38
Phê bình văn học39
Văn học Nga40
Tiểu thuyết phương Tây41
Phân tích diễn ngôn42
43
Văn bản Nôm44
Văn học các nước Đông Nam Á45
46
Văn học trong nhà trường47
Văn học và du lịch/Văn học báo chí48
49
50
Các tác gia văn học Nga cổ điển51
Thơ phương Đông52
53
54
55
Khoá luận tốt nghiệp56
Chuyên đề lý luận văn học 157
58
Chuyên đề lý luận văn học 259
Theo Đại học Sư phạm Hà Nội
3. Các khối thi vào ngành Văn học
- Mã ngành: 7229030
- Các tổ hợp môn xét tuyển:
- C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
- C03 (Ngữ văn, Toán, Lịch sử)
- C04 (Ngữ văn, Toán, Địa lí)
- C15 (Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân)
- D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
- D02 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga)
- D03 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Pháp)
- D04 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Trung)
- D05 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Đức)
- D06 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nhật)
- D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
- D15 (Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh)
- D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
- D79 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức)
- D80 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)
- D81 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật)
- D82 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp)
- D83 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng
4. Điểm chuẩn ngành Văn học
- Điểm chuẩn ngành Văn học năm 2018 xét tuyển theo học bạ dao động trong khoảng 26 - 29 và xét theo kết quả thi THPT Quốc gia từ 13 - 21 điểm.
5. Các trường đào tạo ngành Văn học
Hiện nay, có nhiều trường đại học đào tạo ngành Văn học, các bạn có thể tham khảo danh sách dưới đây:
- Khu vực miền Bắc:
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Sư phạm Hà Nội
- Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên
- Đại học Hải Phòng
- Khu vực miền Nam:
- Đại học Sư phạm TP.HCM
- Đại học Văn Lang
- Đại học Văn Hiến
- Đại học An Giang
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Tây Đô
- Khu vực miền Trung:
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Duy Tân
- Đại học Quảng Nam
- Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
- Đại học Khoa học - Đại học Huế
- Đại học Quảng Nam
6. Cơ hội việc làm của ngành Văn học
Ngành Văn học được đánh giá là một ngành học năng động với cơ hội việc làm rộng mở, bởi sau khi ra trường bạn có thể làm được nhiều công việc thuộc các lĩnh vực khác nhau. Cụ thể:
- Giảng dạy và nghiên cứu về văn học, trở thành thầy cô giáo tại các trường đại học, cao đẳng, trung học, trung cấp nghề, các viện và các trung tâm nghiên cứu; hoặc giảng dạy môn Ngữ văn tại trường THPT, THCS.
- Phóng viên, biên tập viên: Tham gia biên tập bài viết, viết bài cho cơ quan báo chí, truyền thông truyền hình, sáng tác kịch bản phim, kịch bản chương trình, làm MC...
- Quản lý văn phòng: Làm hành chính văn phòng, quản trị nhân sự, quản trị văn phòng, quản lý, soạn thảo văn bản hay làm thư ký, trợ lý...
- Biên dịch, xuất bản: Làm công tác biên tập, biên dịch sách giáo khoa, sách tham khảo, truyện tranh, thơ, văn... tại những công ty phát hành sách, truyện.
- Sáng tác trong lĩnh vực văn học nghệ thuật: sáng tác văn, thơ, tham gia phê bình văn học, viết lời bình cho truyện.
- Truyền thông Marketing: Tham gia các hoạt động ngoại giao, đàm phán, quảng cáo, tiếp thị...
- Quản lý nhà nước: Tham gia đề xuất, lên kế họah ý tưởng về chính sách văn học, văn hóa, chính sách dân tộc, chính sách bảo tồn bảo tồn ngôn ngữ và văn hoá dân tộc.
7. Mức lương của ngành Văn học
- Mức lương khi bạn làm việc trong cơ quan Nhà nước, sẽ theo cấp bậc lương của Nhà nước theo bằng đại học.
- Ngoài ra, nếu bạn làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp tư nhân, nước ngoài thì sẽ có các mức thu nhập khác nhau, tùy thuộc vào vị trí, công việc, năng lực và kinh nghiệm của mỗi người.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Văn học
Để học tập và thành công trong ngành Văn học, đòi hỏi bạn cần có những tố chất sau:
- Khả năng viết lách tốt, yêu thích và cảm thụ tốt môn văn học;
- Có hiểu biết sâu rộng về văn hóa, xã hội, lịch sử...
- Tư duy sáng tạo và nhanh nhạy trong việc phát hiện vấn đề;
- Biết lựa chọn tổng hợp, phân tích vấn đề;
- Ý tưởng mới, khả năng sáng tác tốt;
- Tính nhẫn nại, nghiêm túc trong công việc;
- Chăm chỉ, có tinh thần ham học hỏi;
- Năng động, sáng tạo và kiên nhẫn;
- Tự tin, có khả năng giao tiếp tốt;
- Biết lắng nghe, thấu hiểu tâm lý người khác.
Nếu bạn yêu thích bộ môn văn học và có khả năng viết lách, có mong muốn làm công việc liên quan đến các con chữ thì ngành Văn học hoàn toàn phù hợp với bạn đó, vậy thì còn ngần ngại gì mà không đăng ký nguyện vọng vào trường đại học phù hợp để được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp.