Trước tình trạng đánh bắt thủy sản trái phép bừa bãi không quy hoạch đã khiến nguồn tài nguyên thủy sản ngày một cạn kiệt. Chính vì thế hội đồng quản lý biển đã ra đời để giúp kiểm soát và quản lý nguồn tài nguyên này phát triển một cách bền vững hơn trên toàn thế giới.
Tiêu chuẩn Chuỗi hành trình sản phẩm MSC CoC
Tiêu chuẩn MSC được viết tắt bởi cụm từ Marine Stewardship Council - Hội đồng quản lý biển. Đây là một tổ chức quốc tế phi chính phủ được thành lập để khuyến khích các vùng khai thác thủy sản bền vững và thực hành nghề cá có trách nhiệm trên toàn thế giới thông qua các giải pháp thị trường dài hạn, nhằm đáp ứng nhu cầu và mục tiêu cả về môi trường và thương mại.
Một khi có được chứng nhận MSC, các sản phẩm thủy sản của công ty bạn sẽ được dán nhãn MSC và được thừa nhận nguồn khai thác từ những ngư trường bền vững. Được quản lý tốt và có trách nhiệm.
Có thể nói, MSC và ASC được coi là nhãn hiệu sinh thái biển nổi tiếng và được quan tâm trên thế giới hiện nay. Tại nhiều nước thì giấy chứng nhận MSC được coi như một tấm vé thông hành đảm bảo phát triển thủy sản an toàn và là thương hiệu bảo hộ cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam
Các quy tắc của tiêu chuẩn MSC:
-
Quy tắc 1: Các sản phẩm đã chứng nhận được mua từ các nguồn cung ứng đã chứng nhận
-
Quy tắc 2: Các sản phẩm đã chứng nhận phải nhận diện được
-
Quy tắc 3: Các sản phẩm đã chứng nhận phải được tách biệt
-
Quy tắc 4: Các sản phẩm đã chứng nhận có thể truy xuất nguồn gốc và khối lượng sản phẩm được ghi lại
-
Quy tắc 5: Tổ chức có hệ thống quản lý
Tiêu chuẩn MSC CoC bao gồm các yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát bằng tài liệu, khả năng nhận biết và truy tìm nguồn gốc sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa và lưu trữ hồ sơ.
Việc đạt được chứng nhận MSC CoC giúp các doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu truy xuất nguồn gốc từ các thị trường như EU, Nhật Bản,…
Sự hợp tác giữa ASC và MSC CoC nhằm đảm bảo các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản có được giấy thông hành đưa sản phẩm của mình ra thị trường thế giới. Những sản phẩm đạt chứng nhận ASC sau khi được cấp chứng chỉ MSC CoC, sẽ được thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Châu Âu đón nhận.
Mục đích của MSC là gì?
Hội đồng quản lý biển MSC là tổ chức thành lập nhằm khuyến khách các vùng khai thác thủy sản bền vững và thực hành nghề cá có trách nhiệm trên toàn thế giới thông qua các giải pháp thị trường dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu và mục tiêu cả về môi trường và thương mại. Tại Việt Nam hiện nay có nhiều khó khăn thì chứng chỉ MSC có giá trị như một tấm giấy thông hành và đảm bảo phát triển thủy sản an toàn và là thương hiệu bảo hộ cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam.
Mục đích chính của MSC là dựa vào các nguyên tắc và tiêu chuẩn về đánh bắt bền vững, các công ty cấp chứng nhận độc lập có thể chứng nhận cho các công ty khai thác thủy sản trên cơ sở tự nguyện. Sản phẩm thủy sản sử dụng nhãn hiệu của MSC đảm bảo được khai thác từ một ngư trường bền vững, được quản lý tốt và được khai thác một cách có trách nhiệm. Hiện nay, MSC là một trong số các loại nhãn hiệu sinh thái được chú trọng trên thế giới, nó giúp chứng nhận các ngành ngư nghiệp bền vững.
Lợi ích của MSC trong xuất khẩu?
-
Việc Doanh Nghiệp của bạn có được chứng nhận MSC sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích có thể kể như:
-
Sản phẩm sẽ được gắn nhãn MSC giúp khách hàng tin tưởng hơn về nguồn gốc đánh bắt nuôi trồng thủy sản.
-
Giành được thị phần cao hơn các đối thủ không có chứng nhận, hướng đến mở rộng thị trường xuất khẩu
-
Ngoài việc tăng năng suất, chất lượng do bảo quản ra, nếu chúng ta còn chứng minh được mình tham gia khai thác, bảo vệ môi trường thì giá cá bán ra sẽ được tăng lên.
-
Gia tăng lợi nhuận và phát triển bền vững hơn do giá sản phẩm có giá trị cao hơn với sản phẩm cùng loại không có chứng nhận MSC.
Để được chứng nhận MSC, cần có những tiêu chí gì?
-
Nghề cá phải đảm bảo các tiêu chí khoa học như không gây ra tình trạng khai thác bừa bãi làm suy giảm nguồn lợi thủy sản, nếu có suy giảm phải bảo đảm điều kiện tái khôi phục nguồn lợi.
-
Khai thác phải đảm bảo duy trì cấu trúc, sức sản xuất, chức năng và sự đa dạng hóa của hệ sinh thái.
-
Nghề cá phải được đặt trong hệ thống quản lý hiệu quả, tôn trọng pháp luật và tiêu chuẩn của địa phương, quốc gia và quốc tế, có một khuôn khổ về thể chế và hoạt động chặt chẽ đòi hỏi phải sử dụng nguồn lợi một cách có trách nhiệm và bền vững.
- Thông tin liên hệ: Công ty TNHH Chứng Nhận KNA
- Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
- Chi Nhánh: Tầng 2, tòa nhà Thủy Lợi 4, 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
- Tell: 093.2211.786 - 02438.268.222
- Email: salesmanager@knacert.com Website: www.knacert.com.vn
✅⭐ Dịch vụ chuyên nghiệp ? KNA CERT Cung cấp nhiều Dịch vụ trọn gói cho quý khách hàng ! ✅⭐ Cam kết đánh giá đạt thứ hạng cao ? Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, KNA Cert cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất cho quý khách hàng ✅⭐ Cơ hội cạnh tranh trên thị trường ? salesmanager@knacert.com ✅⭐ Chi phí tốt ☎️ 093.2211.786