Mâm cúng tất niên là phong tục tiễn đưa năm cũ và chào đón năm mới của người Việt từ xa xưa tới nay. Duy trì nét văn hóa này, người Việt tạo dựng cho con cháu đời sau nghi lễ hết sức trang trọng mà không phải quốc gia nào cũng có được. Hãy cùng tìm hiểu về nghi lễ cúng tất niên qua bài viết này nhé!
Mâm cúng tất niên 3 miền Bắc - Trung - Nam gồm những gì?
Mâm cơm cúng tất niên là phong tục tập quán từ lâu đời của người Việt. Dù năm đó nghèo khó, giàu sang, làm ăn được - mất đi chăng nữa, người ta vẫn không quên làm mâm cúng này để sum họp, vui vầy cùng con cháu.
Mâm cúng tất niên miền Bắc
Đối với mâm cỗ cúng tất niên ở miền Bắc, người miền Bắc có sự chỉn chu trong mâm cúng hơn hẳn 2 vùng miền khác. Mâm cỗ cúng của người miền Bắc trong dịp tất niên phải bao gồm các món cơ bản:
Thịt gà, thịt lợn, giò lụa, chả quế, xôi gấc, hành muối, bánh chưng, nem rán, giò lợn hầm măng, miến nấu lòng gà, mọc nấm thả.
Đồ cúng tất niên cuối năm nên chuẩn bị những gì?
Mâm cúng tất niên miền Trung
Người miền Trung lựa chọn những món ăn đậm chất dân giã, thân quen và mộc mạc của con người nơi đây. Cách bày mâm cúng tất niên của người miền Trung cũng đơn giản như chính con người họ.
Thực đơn mâm cơm cúng tất niên cuối năm của người miền Trung bao gồm: thịt gà, thịt lợn, giò lụa, bánh chưng hoặc bánh tét, dưa muối, măng khô, miến xào, chả ram.
Mâm cúng tất niên miền Nam
Người miền Nam rất yêu thích thịt nguội và chắc chắn rằng trong mâm cơm để cúng tất niên cuối năm không thể thiếu được món này. Một số món ăn quen thuộc cho mâm cơm cúng của người miền Nam nhân dịp cuối năm là: Bánh tét, củ kiệu, củ cải, nam, chả giò, canh măng tươi, dưa giá, canh khổ qua nhồi thịt, thịt lợn luộc, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt.
Cách trang trí mâm ngũ quả ngày tết 3 miền Bắc Trung Nam
Cách bày mâm cúng tất niên trong nhà, ngoài trời
Mâm cúng tất niên cuối năm không cần quá cầu kỳ, xa hoa mà chỉ cần là những món ăn gần gũi, đơn giản hàng ngày cũng đã thể hiện được thành ý của chủ nhà. Quan trọng nhất là các thành viên trong gia đình được sum vầy bên nhau trong bữa cơm tất niên đó.
Thực đơn mâm cúng tất niên trong nhà
Bất cứ lễ cúng nào cũng không thể thiếu được mâm ngũ quả. Người Việt thường lựa chọn những loại quả tươi, đẹp mắt, chín mọng nhằm mục đích tăng thêm phúc lộc và may mắn cho gia đình.
Mâm cúng tất niên đơn giản thường gồm những món ăn truyền thống và mang đậm hương vị ngày Tết cổ truyền nước ta. Những món ăn này có tính chất thịnh soạn hơn so với ngày thường một chút. Tất nhiên, thực đơn mâm cơm cúng tất niên ở mỗi vùng miền khác nhau sẽ có mâm cúng khác nhau.
Mâm cúng tất niên ngoài trời gồm những gì?
Các chuyên gia văn hóa nhận định rằng, việc cúng lễ tất niên cuối năm nên thực hiện trong nhà, nơi có bàn thờ gia tiên sạch sẽ. Tuy nhiên nếu gia đình có điều kiện một chút thì bạn có thể đặt thêm mâm cúng ngoài trời.
Đặt mâm cúng ngoài trời cần chuẩn bị một số món như: gà luộc, xôi, một lọ hoa tươi, nem rán, hành kiệu muối, hương, muối và gạo, bỏng.
Bài cúng tất niên 30 Tết trong nhà, ngoài trời
Cúng tất niên gà quay đầu vào hay ra, quay hướng nào?
Bạn đang phân vân gà cúng tất niên quay đầu vào hay ra? Khi cúng tất niên, bạn nên chú ý quay gà như sau:
Nếu cúng tất niên ngoài trời thì nên để gà quay đầu hướng ra ngoài. Ý nghĩa như đang nhờ gà mời gọi ánh nắng mặt trời chiếu vào nhà mình, mang tới may mắn, thuận hòa cho cả năm thêm lộc tài.
Còn nếu cúng tất niên trong nhà thì bạn nên quay đầu gà vào bên trong, hướng về phía bát hương. Mục đích chính là để con gà đang chầu ông bà tổ tiên, thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu. Gà phải mở miệng, ngậm hoa, quỳ chân và cánh duỗi ra.
Gà luộc là món ăn không thể thiếu trong mâm cúng gia tiên hiện nay. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại hóa, việc lựa chọn các món ăn thay thế gà luộc cũng được nhiều gia đình cải biến. Không cần quá khắt khe trong việc chuẩn bị mâm cỗ đầy đủ mà chỉ cần có tấm lòng thành kính với mâm cúng tất niên là được.
Những lưu ý khi làm mâm cơm cúng tất niên cuối năm
Khi bày mâm cúng tất niên thì bạn cần chú ý như sau:
- Tốt nhất nên làm lễ cúng tất niên này vào chiều và tối cuối năm. Lúc này công việc dọn dẹp nhà đã xong, mọi công tác chuẩn bị cho năm mới đã hoàn tất.
- Khi dâng mâm cúng, không sử dụng quả và hoa bằng nhựa hoặc các loại quả xanh.
- Kiêng kỵ sự đổ vỡ.
- Khi hành lễ tuyệt đối không được ồn ào, đùa cợt, cợt nhả.
- Người hành lễ cần ăn mặc thật gọn gàng, lịch sự và tôn trọng gia tiên.
Tất niên là dịp đoàn viên, hãy gác lại mọi việc để về với gia đình, đoàn viên cùng người thân yêu những ngày này nhé! Gogift hy vọng rằng với những chia sẻ của chúng tôi về mâm cúng tất niên như trên, bạn sẽ biết nên làm gì cho bữa cơm tất niên cuối năm gần kề. Chúc bạn và gia đình năm mới vạn sự an lành!