Hàn lâm là một từ Hán Việt và nó có thể tồn tại trong nhiều lĩnh vực khác nhau: văn học, khoa học, toán học, y học… Vậy thực chất thì hàn lâm là gì? Nguồn gốc lịch sử? Tính hàn lâm trong các lĩnh vực khác nhau? Tất cả những vấn đề này sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.
Hàn lâm nghĩa là gì?
Hàn lâm là một từ Hán Việt, xuất phát từ Hán ngữ thì có nghĩa đen là “rừng lông chim” hay còn được gọi là “rừng bút”. Còn nghĩa bóng chỉ văn đàn, học thuật.
“Hàn lâm” không chỉ là một tên gọi mà nó còn là một khái niệm. Từ “hàn” mang ý nghĩa của “bút lông dùng để viết” với hình ảnh là một bút lông giống như lông chim. Còn từ “lâm” thì có liên quan đến “rừng”, tượng trưng cho sự phong phú và đa dạng. Khi kết hợp với nhau thì “hàn lâm” thể hiện sự gắn kết giữa văn hóa và kiến thức.
Cụ thể chiết tự như sau:
Hàn (翰):
- Có nghĩa là bút lông dùng để viết (writing brush), một từ kết hợp theo lối Hình thanh của 2 chữ: vũ (羽, yǔ) = lông chim (biểu ý) + cán (倝, gàn) = sáng sủa (biểu âm).
- Chữ “hàn” trong “hàn lâm” không chỉ đơn giản là một từ mà nó mang theo hình ảnh của bút lông. Với “vũ” chính là đại diện cho lông chim và “cán” thể hiện sự sáng sủa. Hình ảnh này khiến cho chúng ta liên tưởng đến việc viết, sáng tạo và trí thức.
Lâm (林):
- Nghĩa gốc là rừng (forest), là từ kết hợp theo lối Hội ý của 2 chữ: mộc (木) + mộc (木) ý nói đến “rừng thì có nhiều cây”.
- Từ “lâm” thể hiện ý nghĩa của sự phong phú và đa dạng, cũng giống như một khu rừng với nhiều loại cây khác nhau. Sự kết hợp của “mộc” tạo ra hình ảnh về một khu rừng rộng lớn, tượng trưng cho văn hóa cũng như tri thức đa dạng trong xã hội.
Nguồn gốc của hàn lâm là gì?
Nhìn chung thì hàn lâm thường là từ gọi tắt của “Hàn lâm viện” (翰林院). Ngày xưa được dùng để chỉ nơi tụ hội các văn nhân, học giả. Khái niệm “Hàn lâm viện” xuất hiện vào thời nhà Đường của Trung Quốc (thế kỷ VII - IX).
Người Hàn Quốc thì gọi là Hanlim-won (한림원). Người Nhật thì gọi là Kanrin-in (かんりんいん). Riêng về cách gọi “Academy” trong tiếng Anh, “Académie” trong tiếng Pháp, “Academia” trong tiếng Tây Ban Nha… thì đều có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ là Ἀκαδήμεια/ Ἀκαδημία.
Trung Hoa và Ấn Độ chính là cái nôi của nền văn minh phương Đông còn Hy Lạp - La Mã thì là cái nôi của nền văn minh phương Tây. Nếu như khái niệm “Hàn lâm viện” xuất hiện từ thời nhà Đường của Trung Quốc, tức sớm nhất cũng là vào thế kỷ thứ VII thì khái niệm tương ứng “Ἀκαδήμεια” ở phương Tây lại xưa hơn nữa, tức là vào khoảng vào năm 387 TCN.
Từ “Academy” trong tiếng Anh được xuất phát từ học viện Hy Lạp cổ đại. Nó có nguồn gốc từ tên vị anh hùng Akademos/Academus (Ἀκάδημος) trong thần thoại Hy Lạp. Ngày xưa học viện ấy là do triết gia Plato (423 - 347) thành lập ở Athens. Đây là 1 trung tâm học tập nổi tiếng, nơi mà triết gia Aristotle đã từng học 20 năm (367 - 347 TCN).
Ở nước ta thì “Hàn lâm viện” được thành lập vào thời nhà Lý. Vào năm Quảng Hựu thứ 2 (Bính Dần, 1086) thì Mạc Hiển Tích là người đỗ đầu khoa thi và đã được bổ nhiệm chức Hàn lâm học sĩ trong đời vua Lý Nhân Tông. Đến đời nhà Trần thì lại có thêm chức Hàn lâm thừa chỉ. Ngoài ra, ở nước ta còn có chức quan Hàn lâm thị độc học sĩ và Hàn lâm thị giảng học sĩ…
Ngày nay, các cơ quan Hàn lâm tại Việt Nam không còn có chức danh Viện sĩ (院士, Academician). Mà cách gọi Viện sĩ thường là do các viện Hàn lâm nước ngoài phong tặng cho những nhà trí thức lớn ở nước ta.
Một số thuật ngữ có liên quan đến hàn lâm
Viện hàn lâm là gì
Viện hàn lâm hay hàn lâm viện là nơi nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề về khoa học.
Ở Việt Nam thì có Viện Hàn lâm KHCNVN. Đây là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản về KHTN và phát triển CN, cung cấp luận cứ KHCN…
Ngôn ngữ hàn lâm là gì?
Ngôn ngữ hàn lâm là một loại ngôn ngữ riêng, thường được sử dụng chủ yếu trong chuyên môn khoa học. Trước đây, ở châu Âu thì ngôn ngữ latinh thống trị. Còn ngày nay thì tiếng Anh mới thật sự thống trị.
Ngôn ngữ hàn lâm được sử dụng trong các văn phạm, trong các trường hợp mang tính chất nghi lễ, luật lệ, khoa học, hội nghị hoặc là báo chí… Còn ngôn ngữ bình dân là ngôn ngữ được sử dụng hàng ngày của đại đa số quần chúng.
Vậy vì sao người ta lại sử dụng ngôn ngữ hàn lâm? Nguyên nhân là bởi những từ ngữ thông dụng không thể diễn tả được nội dung và ý nghĩa của nhiều vấn đề chuyên sâu. Tuy nhiên thì từ ngữ hàn lâm không phải ai cũng hiểu được. Vậy nên suy cho cùng thì những điều đi kèm với hàn lâm đều là khó hiểu hơn so với bình thường. Và bộ phận người hiểu được sự hàn lâm đều là người có chuyên môn sâu hoặc có bộ óc tinh tường.
Nhạc hàn lâm là gì?
Đây là những thể loại nhạc có phần cao siêu hơn, tức loại nhạc mà chỉ có một bộ phận dân số mới có thể hiểu được. Ví dụ: nhạc giao hưởng, opera…
Sách hàn lâm là gì?
Sách hàn lâm là sách khoa học chuyên môn, chuyên nghiên cứu hàn lâm về những vấn đề mang tính học thuật. Đó có thể là những đề tài khoa học chuyên sâu hay các tác phẩm mang tính chất nghiên cứu chuyên sâu…
Nghệ thuật hàn lâm là gì?
Nghệ thuật hàn lâm là nghệ thuật dành cho giới mộ điệu có kiến thức chuyên sâu, khác so với nghệ thuật bình dân.
Kiến thức hàn lâm là gì?
Kiến thức hàn lâm là những nội dung kiến thức thuộc về các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, triết học… Nó mang tính trừu tượng, thuộc về các lĩnh vực chuyên môn riêng biệt mà không phải ai cũng có thể hiểu được.
Phim hàn lâm là gì?
Phim hàn lâm chính là những bộ phim mang nội dung chuyên về một lĩnh vực đặc thù nào đó, chủ yếu tập trung khai thác về chuyện môn khoa học.
Thể loại phim này thường kén người xem bởi nó khá khó hiểu. Nếu như không thuộc lĩnh vực chuyên môn của bạn thì bạn sẽ cảm thấy không hay và hấp dẫn.
Có thể bạn quan tâm:
Hậu duệ là gì? Ý nghĩa trong Tiếng Việt và Tiếng Anh
Top 7 truyện thần thoại Việt Nam không thể bỏ qua
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến hàn lâm là gì cũng như một số khái niệm có liên quan đến hàn lâm. Có thể thấy hàn lâm luôn tồn tại qua các thời kỳ và nền văn minh khác nhau, tượng trưng cho sự gắn kết giữa tri thức và kiến thức trong cuộc sống. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến từ Hán Việt này thì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé!