Giai đoạn những tháng cuối thai kỳ, sản phụ sẽ được đánh giá chỉ số Bishop khi khám thai mà không cần xét nghiệm. Điểm số từ bảng đánh giá chỉ số Bishop giúp bác sĩ ước đoán được tình trạng cơ thể sản phụ khi chuyển dạ. Thêm nữa, chỉ số Bishop trong sản khoa còn cho biết khả năng sinh qua ngả âm đạo (sinh thường) được hay không.
Chỉ số Bishop trong sản khoa
Chỉ số Bishop là bộ thang điểm được các bác sĩ chuyên khoa sản sử dụng đánh giá mức độ cổ tử cung chuẩn bị sẵn sàng chuyển dạ. Thực tế, bác sĩ sử dụng các tiêu chí có trong bảng đánh giá chỉ số Bishop để ước tính khả năng sinh thường của thai phụ. Kết quả điểm số khi đánh giá chỉ số Bishop càng cao, thai phụ càng có nhiều khả năng sinh thường thành công.
Tên gọi chỉ số Bishop dùng trong sản khoa, được đặt theo tiến sĩ Edward Bishop, người đã nghiên cứu và phát triển bộ tiêu chí đánh giá chỉ số Bishop, giúp dự đoán khả năng chuyển dạ của người mẹ sau khi được kích thích.
Trong những ngày trước khi sinh, cơ thể sản phụ sẽ xảy ra quá trình chuyển dạ để chuẩn bị sinh nở. Những dấu hiệu từ cơ thể biểu hiện ra giúp bác sĩ kết luận được người mẹ đã chuẩn bị để sinh thường qua ngả âm đạo hay chưa.
Các yếu tố quan trọng khi đánh giá có thể kể đến như là đường kính, chiều dài, độ săn chắc và vị trí của cổ tử cung thay đổi. Thường thì, thai nhi sẽ bắt đầu di chuyển vào vị trí trước khi chuẩn bị ra đời. Chỉ số Bishop trong sản khoa giúp ghi nhận và đánh giá tất cả điều này.
Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ số Bishop cũng có những hạn chế. Ví dụ như ở những thai phụ bị nhau tiền đạo (nơi nhau thai che mất đi tại cổ tử cung) hoặc bị vỡ ối non.
Bảng đánh giá chỉ số Bishop được tính thế nào?
Mục đích chính khi đánh giá chỉ số Bishop là để các bác sĩ ước tính khả năng sinh thường qua ngả âm đạo, cần thiết kích thích chuyển dạ hay không. Vì vậy, thai phụ cần thực hiện đúng lịch hẹn khám thai định kỳ, đặc biệt là khi gần đến ngày dự sinh, việc này nhằm đảm bảo cả mẹ và bé trải qua một thai kỳ khỏe mạnh. Danh sách các chỉ tiêu trong Bishop dùng để đánh giá trạng thái của cổ tử cung và vị trí của thai nhi. Chỉ số Bishop có tổng điểm tối đa là 13, với các tiêu chí như:
Độ mở cổ tử cung
Để thực hiện đánh giá này, bác sĩ sẽ đeo găng tay phẫu thuật, sau đó đưa hai ngón tay vào âm đạo để kiểm tra. Kiểm tra độ mở tử cung được thực hiện vài tuần hoặc vài ngày trước thời điểm dự sinh, dù để đánh giá tử cung mở đạt hay chưa. Thường thì, tử cung sẽ giãn ra từ một đến hai cm mỗi tuần, trong nhiều tuần trước khi quá trình chuyển dạ xảy ra. Một số phụ nữ không thấy tử cung giãn ra trước khi chuyển dạ được xem là dấu hiệu cần được theo dõi cẩn thận.
Độ mở cổ tử cung được bác sĩ chấm trên thang điểm từ 0 đến 3, góp phần vào tổng điểm Bishop.
Độ xóa cổ tử cung
Khi cơ thể người mẹ chuẩn bị cho quá trình sinh con, cổ tử cung sẽ mỏng dần đi và ngắn lại. Chiều dài trung bình cổ tử cung ghi nhận được là khoảng 3,5 cm. Lúc này, độ xóa cổ tử cung chính là sự ngắn lại của cổ tử cung, được tính toán bằng tỷ lệ phần trăm chiều dài của cổ tử cung.
Độ xóa cổ tử cung 0% lúc chưa có sự thay đổi, độ xoá 50% nghĩa là cổ tử cung đã giảm còn một nửa so với ban đầu và độ xóa 100% là khi cổ tử cung mỏng như giấy.
Độ xóa cổ tử cung được bác sĩ chấm từ 0 đến 3 điểm.
Độ lọt ngôi thai
Độ lọt ngôi thai được tính toán bằng cách đánh giá vị trí của đầu thai nhi so với mặt phẳng cắt qua xương chậu thai phụ. Thường thì, hai tuần trước khi sinh, đầu em bé sẽ rơi vào ống sinh để chuẩn bị cho quá trình chào đời.
Khi đầu của thai nhi hạ xuống các vị trí sâu hơn, chỉ số Bishop chạy từ -3 đến 0 điểm, được gọi là vị trí gắn kết. Khi đầu ở mức +3, đầu thai nhi nhô lên và có thể thấy được bên trong ống sinh.
Dựa trên vị trí đầu của thai nhi, độ lọt ngôi thai được các bác sĩ cho điểm từ 0 đến 3 điểm.
Vị trí cổ tử cung phía trong âm đạo
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ cũng sẽ đánh giá vị trí của cổ tử cung nằm trong âm đạo. Lúc cơ thể người mẹ chuẩn bị chuyển dạ, cổ tử cung sẽ hạ thấp, giúp hỗ trợ việc sinh em bé ra ngoài...
Vị trí cổ tử cung được chấm điểm trên thang từ 0 đến 2 điểm.
Mật độ của cổ tử cung
Độ cứng của cổ tử cung được bác sĩ kiểm tra trong quá trình khám trong, đánh giá xem cổ tử cung có quá mềm hoặc quá cứng hay không.
Trước khi bước vào chuyển dạ, cổ tử cung dần dần mềm hơn, quá trình này có thể ngắn hơn ở những người đã từng mang thai trước đó. Chỉ tiêu này được bác sĩ đánh giá trên thang từ 0 đến 2 điểm, góp phần vào tổng điểm của chỉ số Bishop trong sản khoa.
Đánh giá kết quả chỉ số Bishop trong sản khoa
Tổng điểm các chỉ tiêu trong bảng đánh giá chỉ số Bishop, sẽ cho kết quả từ 0 đến 13 điểm. Điểm càng cao điều này đồng nghĩa với việc người thai phụ càng có nhiều khả năng sinh thường qua ngả âm đạo thành công. Cụ thể các mốc điểm đánh giá như sau:
- Tổng điểm chỉ số Bishop từ 8 điểm trở lên, nghĩa là người mẹ hoàn toàn có thể trải qua quá trình chuyển dạ tự nhiên, Trong trường hợp cần có thêm kích thích, khả năng sinh thường được vẫn cao.
- Tổng điểm chỉ số Bishop từ 6 đến 7 điểm, có nghĩa là không thật sự chắc chắn được, việc kích thích chuyển dạ rồi sinh thường có thành công hay không.
- Tổng điểm Bishop từ 5 trở xuống, có nghĩa là kỹ thuật kích thích chuyển dạ để sinh thường qua ngả âm đạo ít có khả năng thành công. Trường hợp này có thể cần mổ để lấy thai nếu cần thiết. Thêm nữa, khi nhận được kết quả chỉ số Bishop trong phạm vi này, người thai phụ có thể cần dùng thêm thuốc, gọi là chất làm chín muồi cổ tử cung. Việc này giúp cổ tử cung phát triển, chuẩn bị có việc sinh nở nếu có chỉ định từ bác sĩ.
Bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về chỉ số Bishop dùng trong sản khoa. Chỉ số này cơ bản được dùng để đánh giá sức khỏe người mẹ lúc mang thai, cũng như kiểm tra xem tử cung đã sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ hay chưa. Tóm lại, các tiêu chí đánh giá của chỉ số Bishop chủ yếu tập trung vào những thay đổi của tử cung và tư thế đầu của thai nhi so với xương chậu của người mẹ.
Xem thêm: Ý nghĩa lâm sàng kết quả chỉ số sắt trong máu