Theo quy định của pháp luật, để được mở phòng khám nha khoa phải là bác sĩ và có chứng chỉ hành nghề đúng chuyên môn răng hàm mặt. Vậy đối với trường hợp là y sĩ nha khoa sẽ như thế nào? Y sĩ nha khoa có được mở phòng khám không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
1. Y sĩ nha khoa có được mở phòng khám không?
Y sĩ nha theo quy định KHÔNG được mở phòng khám nha khoa. Để được mở phòng khám phải là bác sĩ và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký (nội dung sẽ được làm rõ ở phần 2). Theo đó, nếu y sĩ nha khoa muốn mở phòng khám thì bắt buộc phải tiếp tục chương trình đào tạo, đạt được bằng cấp tương đương với trình độ, cấp độ của bác sĩ và có chuyên môn răng hàm mặt mới được mở phòng khám. Tuy nhiên, đối với trường hợp y sĩ hoặc bác sĩ không đúng chuyên khoa răng hàm mặt thì dù đã được cấp chứng chỉ hành nghề thì vẫn không được mở phòng khám.
Y sĩ nha theo quy định KHÔNG được mở phòng khám nha khoa.
Để trả lời cho câu hỏi Y sĩ nha khoa có được mở phòng khám không? Cần dựa theo điều 4 và điều 6, chương II thông tư Số: 35/2019/TT-BYT quy định phạm vi hoạt động chuyên môn đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
- Điều 4. Phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề là bác sĩ
- Người hành nghề là bác sĩ có phạm vi hoạt động chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh đa khoa được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trong trường hợp vượt quá năng lực chuyên môn.
- Người hành nghề là bác sĩ có phạm vi hoạt động chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn thuộc chuyên khoa tương ứng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và sơ cứu, cấp sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trên chứng chỉ hành nghề, văn bằng, chứng chỉ hoặc chứng nhận và năng lực của người hành nghề là bác sĩ để giao cho người hành nghề bằng văn bản được thực hiện các chuyên môn kỹ thuật cụ thể tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do mình phụ trách.
- Điều 6. Phạm vi hoạt động chuyên môn của y sĩ Người hành nghề là y sỹ tại tuyến xã được phép tham gia sơ cứu ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh thông thường theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sỹ, bác sỹ y học dự phòng, y sỹ.
Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm hợp tác mở phòng khám nha khoa
2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề nha khoa
Để được cấp chứng chỉ hành nghề chuyên khoa răng hàm mặt thì bạn cần có bằng tốt nghiệp Trung cấp Y sĩ trở lên. Đồng thời, là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám thì bạn cũng cần đáp ứng những yêu cầu khác để được cấp chứng chỉ hành nghề.
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám cần đáp ứng yêu cầu gì?
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám cần đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ theo luật khám bệnh, chữa bệnh 2009; Nghị định 78/2015/NĐ-CP; Nghị định 109/2016/NĐ-CP, điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề nha khoa được quy định như sau:
- Phòng khám nha khoa phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt;
- Trường hợp Bằng tốt nghiệp là bằng bác sĩ đa khoa thì phải có Chứng chỉ định hướng bác sĩ chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt;
- Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng sau khi có bằng tốt nghiệp;
- Có chứng chỉ hành nghề của Bác sĩ với phạm vi hoạt động chuyên môn là chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt và chứng chỉ hành nghề phải còn hiệu lực.
3. Chuyên môn thuộc chứng chỉ hành nghề bác sĩ răng hàm mặt
Căn cứ theo quy định cụ thể tại mục VIII thông tư số 41/2011/TT - BYT ban hành ngày 14/11/2011 về điều kiện của người chịu trách nhiệm chuyên môn phòng khám: Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám nha khoa, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công.
Chuyên môn thuộc chứng chỉ hành nghề bác sĩ răng hàm mặt.
Dựa theo thông tư Số: 01/VBHN-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Điều 25. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa, khoản 4 mục e: Phòng khám chuyên khoa răng - hàm - mặt hoạt động dựa trên các yêu cầu, chuyên môn sau:
Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt
- Khám bệnh, chữa bệnh thông thường, cấp cứu ban đầu các vết thương hàm mặt;
- Làm các tiểu phẫu sửa sẹo vết thương nhỏ dài dưới 02 cm ở mặt;
- Nắn sai khớp hàm;
- Điều trị laser bề mặt;
- Chữa các bệnh viêm quanh răng;
- Chích, rạch áp xe, lấy cao răng, nhổ răng;
- Làm răng, hàm giả;
- Chỉnh hình răng miệng;
- Chữa răng và điều trị nội nha;
- Thực hiện cắm ghép răng (implant) đơn giản với số lượng từ một đến hai răng trong một lần thực hiện thủ thuật (riêng cắm răng cửa của hàm dưới được cắm tối đa 04 răng) nếu bác sỹ trực tiếp thực hiện kỹ thuật có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận về cắm ghép răng do trường đại học chuyên ngành y khoa hoặc bệnh viện tuyến tỉnh trở lên cấp. Không ghép xương khối tự thân để cắm răng hoặc người bệnh đang có bệnh lý về nội khoa tiến triển liên quan đến chất lượng cắm răng;
- Tiểu phẫu thuật răng miệng;
- Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.
Ngoài cái chuyên môn này, phòng khám nha khoa không được thực hiện những phương pháp, hình thức, hoạt động khác không nằm trong quy định.
Tìm hiểu thêm:
- Thủ tục, điều kiện và chi phí mở phòng khám nha khoa đúng quy định
- Chi phí mở phòng khám nha khoa cần bao nhiêu tiền?
Vậy, bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi Y sĩ nha khoa có được mở phòng khám không? Để được mở phòng khám, bạn cần có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt. Y sĩ nha khoa sẽ không đạt đủ điều kiện để mở phòng khám. Nếu vẫn còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi đến cho Seadent để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.