BUTBI xin gửi tới các bạn học sinh bài soạn ngữ văn 10 chương trình học mới, theo bộ sách Chân trời sáng tạo. Dưới đây là bài viết Soạn bài Thần Trụ Trời. Các bạn hãy vừa tham khảo bài viết và vừa tập trung nghe giảng từ thầy cô trên lớp để nắm rõ được nội dung bài học nhé!
Bài viết tham khảo thêm: Soạn bài Prô-mê-tê và loài người
TRƯỚC KHI ĐỌC (NGỮ VĂN 10 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)
Câu hỏi (trang 13 SGK | Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Bạn biết được những truyện thần thoại nào? Hãy chia sẻ với những người bạn trong nhóm về những câu chuyện thần thoại ấy.
Trả lời:
Truyện “Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng” đây là một truyện thần thoại của Việt Nam, giải thích đặc điểm của Mặt Trăng và Mặt Trời và một vài hiện tượng tự nhiên khác theo quan niệm dân gian. “Sự tích cây lúa” Đưa ra sự lý giải về nguồn gốc của cây lúa dưới góc nhìn dân gian. “Thần Trụ trời” Đây là một câu chuyện thần thoại được lưu truyền từ khá sớm trong dân gian Việt Nam ta, giải thích được sự hình thành của trời đất tự nhiên: núi, sông hồ, biển…ĐỌC VĂN BẢN (SOẠN BÀI THẦN TRỤ TRỜI - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)
Câu 1: Bạn có hình dung như thế nào về vị thần trụ trời?
Trả lời:
Thần trụ trời tương truyền là một vị thần khổng lồ. Chân của vị thần này dài không tả xiết. Thần bước một bước là có thể từ vùng này qua vùng nọ, hay từ bên đỉnh núi này sang bên đỉnh núi khác.
Câu 2: Trời với đất thay đổi thế nào sau khi có thêm cột chống trời?
Trả lời:
Trời đất được phân đôi. Đất phẳng như chiếc mâm vuông, trời trùm lên như một chiếc bát úp, chỗ trời đất giáp nhau thì được gọi là chân trời.
Câu 3: Bạn có nhận xét gì về cách thức kết thúc của truyện?
Trả lời:
Đây quả là một cách kết thúc đầy thú vị khi đưa vào trong bài một câu hát dân gian được lưu truyền từ xa xưa. Từ đó mà người đọc có thể nhớ và hiểu được về thần trụ trời một cách dễ dàng, cũng như là những vị thần khác như thần sông, thần Biển, thần Sao. Đó cũng chính là một cách lưu giữ và tuyên truyền một nét văn hóa dân gian đẹp của Việt Nam.
SAU KHI ĐỌC (SOẠN BÀI THẦN TRỤ TRỜI - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)
Nội dung chính:
Văn bản nói về cách tạo ra trời, đất, thế gian của thần Trụ trời cùng với những vị thần khác. Cách lý giải ở dưới góc độ văn học dân gian mang đầy tính sáng tạo và đề cao được những giá trị truyền thống cao đẹp.
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (trang 14 SGK | Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Em hãy chỉ ra những chi tiết về không gian và thời gian của câu chuyện.
Trả lời:
Chi tiết về không gian Chi tiết về thời gian Trời và đấtKhông cụ thể, mang tính chất khái quát.
Thủa ấy, từ đó.Thời gian định tính, tương đối, không cụ thể.
Câu 2 (trang 14 SGK | Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Những dấu hiệu nào đã giúp cho bạn nhận ra rằng “Thần Trụ trời” là một truyện thần thoại?
Trả lời:
- Dựa vào những dấu hiệu của thần thoại như: cốt truyện, không gian, nhân vật ở trong Thần Trụ trời để xác định rằng đây là một thần thoại.
+ Truyện đã kể về vị thần Trụ trời ở trong quá trình tạo ra thế giới, nguồn gốc của mọi sự vật và con người.
+ Không gian: đất và trời, vũ trụ đang ở trong quá trình tạo lập, không thể xác định được nơi chốn cụ thể.
+ Thời gian: “Thủa ấy” cổ xưa, ban sơ, không xác định.
+ Cốt truyện: là chuỗi hàng loạt sự kiện xoay quanh quá trình tạo nên đất trời, những sự vật tự nhiên, là những hành động của những vị thần.
+ Nhân vật: những vị thần.
+ Câu chuyện là một tác phẩm toàn vẹn, thống nhất; các yếu tố, chi tiết, bộ phận…đều có ý nghĩa và được gắn kết với nhau theo cách vô cùng chặt chẽ, thể hiện được nội dung chung của bài.
Câu 3: (trang 14 SGK | Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Bạn hãy tóm tắt quá trình tạo lập nên đất trời của nhân vật thần Trụ trời. Từ đó, bạn hãy nhận xét về đặc điểm, tính cách của nhân vật này.
Trả lời:
Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ trời Nhận xét về đặc điểm của nhân vật - Tự đập đá, đào đất, đắp thành một chiếc cột vừa to, vừa cao để chống trời. - Có ý chí và năng lực phi thường. - Thần hì hục đắp, đào, cột đá cao lên mãi đẩy vòm trời lên tới mãi bầu trời xanh. - Mạnh mẽ, tài năng. - Khi trời khô và cao, thần đã phá cột, lấy đá đất ném tung tới khắp nơi tạo ra hòn đảo, hòn nói, đống, gò và những dải đồi cao, giải thích vì sao mặt đất ngày nay thường không bằng phẳng. - Có công lao tạo ra đất trời.Câu 4 (trang 14 SGK | Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Nêu lên nội dung bao quát của truyện “Thần Trụ trời”.
Trả lời:
“Thần Trụ trời” lý giải được quá trình tạo lập trời đất, thế giới, những sự vật dưới bàn tay của Thần Trụ trời và những vị thần khác. Đây là một truyện thần thoại lý giải được nguồn gốc của vũ trụ và những sự vật hiện tượng tự nhiên ở dưới góc độ dân gian.
Câu 5 (trang 14 SGK | Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Nhận xét về cách thức giải thích quá trình tạo lập nên thế giới của những người tác giả dân gian. Ngày nay, cách thức giải thích ấy có còn phù hợp nữa hay không? Tại sao?
Trả lời:
- Cách thức giải thích quá trình tạo lập nên thế giới của tác giả dân gian dựa trên sự sáng tạo, trí tưởng tượng, dựa vào sự quan sát tự nhiên thuần túy, thiếu căn cứ, không có đủ minh chứng chính xác, chứa đựng nhiều yếu tố hư cấu.
- Ngày nay, với tư tưởng tân tiến và sự phát triển của khoa học, công nghệ thì cách thức giải thích ấy không còn phù hợp nữa. Hiện nay nguồn thông tin về sự hình thành và cách vận hành của vũ trụ tự nhiên đã được con người nghiên cứu, tìm ra nhiều căn cứ khoa học rõ ràng tin cậy và thuyết phục hơn so với những câu chuyện thần thoại dân gian chứa đựng những yếu tố hư cấu.
Câu 6 (trang 14 SGK | Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Cách miêu tả và hình dung trời, đất trong câu “đất phẳng như chiếc mâm vuông, trời trùm lên như một cái bát úp…” trong truyện “Thần Trụ trời” gợi nhớ cho các bạn tới truyền thuyết nào của người Việt Nam xưa? Hãy tóm tắt lại truyền thuyết ấy và chỉ ra những điểm tương đồng ở giữa hai tác phẩm này.
Trả lời:
PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG (NGỮ VĂN 10 - SOẠN BÀI THẦN TRỤ TRỜI)
Câu 1. Các em hãy nêu giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của văn bản “Thần trụ trời”?
Trả lời:
Giá trị nội dung:
Truyện đưa ra cách thức lý giải của người cổ xưa về sự sinh ra của muôn loài, trong đó gồm có cả con người. Truyện đồng thời đề cao được trí tuệ và vai trò của những vị thần.
Giá trị nghệ thuật:
Truyện sử dụng những yếu tố kì ảo hoang đường theo cách rất sáng tạo và đa dạng.
Câu 2. Nội dung chính trong văn bản “Thần trụ trời”?
Trả lời:
Câu 3. Tìm hiểu về tác phẩm, tác giả và bố cục của “Thần trụ trời”
Trả lời:
1)Tác giả
- Tác giả dân gian.
- Theo Nguyễn Đổng Chi ở trong “Lược Khảo về thần thoại Việt Nam”.
2)Tác phẩm
3)Thể loại: Thần thoại suy nguyên
4)Tóm tắt:
“Thần trụ trời: là truyện thần thoại được lưu truyền từ khá sớm ở trong dân gian Việt Nam giải thích được sự hình thành trời đất thiên nhiên: hồ, sông, biển, núi,… Thuở ấy, chưa có sự xuất hiện của loài vật và con người. Đất và trời chỉ là một vùng đầy hỗn độn, tăm tối chưa được phân chia rõ ràng. Dân gian đã ghi công những vị thần này ở trong câu hát được lưu truyền từ đời này sang tới đời khác và còn truyền tới ngày hôm nay.
5)Phương thức biểu đạt: tự sự
6)Bố cục:
- Phần 1 (Từ đầu …núi kia) → Bối cảnh vị Thần trụ trời xuất hiện.
- Phần 2 (Tiếp theo…cả mênh mông) → Lý giải sự hình thành của đất và trời.
- Phần 3 (Phần còn lại) → Nguồn gốc di tích núi Thạch Môn.
Câu hỏi 4: Phân tích tác phẩm “Thần trụ trời”
Trả lời:
Câu hỏi 5: Những dấu hiệu nào đã giúp em nhận ra được rằng Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại?
Trả lời:
- Dựa vào những dấu hiệu của thần thoại như: cốt truyện, nhân vật, không gian trong Thần Trụ trời để xác định được rằng đây là một thần thoại.
+ Truyện kể về một vị thần Trụ trời ở trong quá trình tạo ra thế giới, nguồn gốc của toàn bộ sự vật và con người trên cõi đời.
+ Không gian: đất và trời, vũ trụ đang ở trong quá trình tạo lập, không xác định được nơi chốn cụ thể.
+ Thời gian: “Thủa ấy” cổ xưa ban sơ, không xác định.
+ Cốt truyện: là một chuỗi sự kiện xoay quanh quá trình tạo lập nên trời đất, tất cả sự vật tự nhiên, là sự xuất hiện hành động của những vị thần.
+ Nhân vật: những vị thần.
+ Câu chuyện là một tác phẩm toàn vẹn, thống nhất; các bộ phận, chi tiết, yếu tố,…đều có ý nghĩa và được gắn kết bền chặt với nhau theo cách chặt chẽ, thể hiện được một nội dung chung của toàn bài.
Câu hỏi 6: Cách miêu tả và hình dung trời, đất ở trong câu “Đất phẳng như chiếc mâm vuông, trời trùm lên như một chiếc bát úp” trong truyện “Thần trụ trời” gợi cho em nhớ tới truyền thuyết nào của người cổ Việt Nam? Hãy tóm tắt lại truyền thuyết ấy và chỉ ra được những điểm tương đồng ở giữa hai tác phẩm này.
Trả lời:
Câu hỏi 7: Nhận xét cốt truyện của toàn bài “Thần Trụ Trời” và nêu lên thông điệp của tác phẩm.
Trả lời:
Trên đây là bài Soạn bài Thần Trụ Trời mà BUTBI muốn gửi gắm tới các bạn học sinh lớp 10. Mỗi kiến thức của bài học đều là vô giá, đều giúp các bạn có thêm những cách nhìn nhận, đánh giá mới, rộng mở hơn với đời sống. Các bạn hãy liên tục cập nhật butbi.hocmai.vn để tra cứu những bài soạn mới nhất nhé!