Bạn phải lường trước rằng chó đi vệ sinh bậy là tình huống khó tránh khỏi khi nuôi chó. Đặc biệt khi bạn đang nuôi chó con. Tuy nhiên, dù cho còn bé hay trưởng thành thì chủ nuôi cũng cần huấn luyện chó để chấm dứt tình trạng này. Hãy cùng Paddy tìm hiểu nguyên nhân và cách đối phó khi chó đái bậy nhé!
Tại sao chó thường xuyên đái bậy
Chó đánh dấu lãnh thổ
Đây là một trong số các nguyên nhân chó hay tè bậy trong nhà. Trường hợp này thường rơi vào những cá thể chó đực. Cái này là tập tính hành vi tự nhiên nhưng một chú chó được dạy dỗ từ nhỏ sẽ không hành xử như vậy.
Chó có hành vi lãnh thổ rất cao, nhất là những chú chó trưởng thành. Việc đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu là để thông báo cho những con chó khác là khu vực này đã có chủ và những chú chó khác phải tôn trọng điều đó. Việc đánh dấu thường do hormone sinh dục điều khiển.
Chó bị bệnh tiết niệu
Bỏ qua vấn đề hành vi thì việc chó tè bậy trong nhà đôi khi là việc chúng không thể kiểm soát được bàng quang của mình. Đó là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu.
Đây là một trong những lý do phổ biến nhất dẫn đến việc đi tiểu không thích hợp và là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất ở chó. Các vấn đề tiết niệu khác mà bác sĩ thú y có thể phát hiện bao gồm viêm bàng quang, tinh thể trong nước tiểu, sỏi bàng quang... Hầu hết các vấn đề về tiết niệu có thể được điều trị bằng thuốc. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, các vấn đề như sỏi bàng quang có thể phải phẫu thuật.
Chó bị bệnh tuổi già
Các trường hợp chú chó của bạn quá lớn tuổi dẫn đến tình trạng giảm trí nhớ hay loạn ý thức cũng có thể xảy ra tình trạng đi tiểu lung tung. Những con chó này có thể không kiểm soát được bàng quang hoặc quên nhận ra chúng đang tè ở đâu.
Các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như suy thận, cũng có xu hướng phát triển khi về già. Đây là một lý do khác để nhờ bác sĩ thú y tham gia sớm và thường xuyên. Trong một số trường hợp, chứng sa sút trí tuệ có thể được kiểm soát phần nào bằng thuốc và thực phẩm chức năng. Nhiều người sống với những chú chó lớn tuổi có vấn đề về tiết niệu cũng chọn sử dụng tã lót hoặc lót đệm cho chó và những khu vực thường xuyên lui tới khác bằng miếng thấm hút.
Dấu hiệu chó đi vệ sinh
Chó có biểu hiện bồn chồn, đánh hơi, lượn vòng là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết khi chó muốn đi vệ sinh.
Một chú chó con đã bắt đầu có khả năng nhịn đi vệ sinh có thể chú chó đi về phía cửa ra vào. Đây là những dấu hiệu cho bạn biết để nhẹ nhàng dắt cún cưng ra ngoài.
Còn đối với những chú chó trưởng thành, cách nhận biết cún cưng muốn đi vệ sinh đó là: đứng ở cửa lặng lẽ, nằm quay mặt ra cửa, đứng trước mặt bạn và vẫy đuôi hay bồn chồn và rên rỉ.
Cách đối phó khi chó đái bậy
Triệt sản cho chó
Phẫu thuật triệt sản là cách tránh việc chúng đi tiểu tùy tiện. Nhiều bác sỹ thú y cho rằng, một chú chó triệt sản sẽ khỏe mạnh và sống vui vẻ hơn. Đồng thời, hành vi cũng ổn định hơn. Hãy triệt sản cho chúng trước khi chúng có những hành vi gây rắc rối này.
Khử mùi nơi chó tiểu bậy
Có một cách trị chó tiểu bậy rất hữu hiệu là dùng xịt khử mùi. Bạn nên khử mùi lạ ở những nơi chú chó đã đánh dấu. Hãy phun thuốc để chắc chắn loại bỏ các mùi hôi này. Mùi nước tiểu có thể vương vãi ở trên thảm, đệm.
Hãy chú ý làm sạch cẩn thận. Nên sử dụng các sản phẩm khử mùi, cún cưng thấy mùi khác sẽ không dám đánh dấu lãnh thổ nữa.
+ Xịt huấn luyện vệ sinh Bobo
Sản phẩm dựa trên thói quen đi vệ sinh của vật nuôi và nhu cầu sinh hoạt của chú chó hiện nay, sử dụng nguyên liệu đặc biệt chế tạo ra. Xịt có khả năng huấn luyện chó, nuôi dưỡng và tạo thành thói quen tốt là đi vệ sinh đúng chỗ, giúp cho môi trường nhà cửa sạch sẽ.
+ Xịt khử mùi nước tiểu chó Urine Off Dog
Sản phẩm này rất hiệu quả trong việc sử dụng. Hãy xịt trực tiếp lên vật muốn được vệ sinh trong khoảng 30- 60 phút sau đó lau nhẹ lại bằng khăn giấy.
Tránh tiếp xúc sản phẩm trực tiếp với mặt. Nếu trường hợp bị dính sản phẩm lên mắt hãy rửa lại bằng nước sạch và đến các phòng khám để kiểm tra.
Sử dụng dung dịch xua đuổi chó Fay Repell ở chỗ chó hay đi bậy
Giới thiệu với các bạn đây cũng là một trong những cách khá nhanh chóng và tương đối hiệu quả để chó không còn vệ sinh bậy nữa. Dùng bình xịt Fay Repell xịt vào những khu vực bạn thường thấy chúng có ý định nhăm nhe đi bậy. Dung dịch được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên có mùi hương khó chịu và vị đắng. Điều này khiến chó không muốn đến gần vị trí đó nữa.
Huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ
Hiện nay, có rất nhiều cách trị chó tiểu bậy khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn 1 cách phù hợp nhất với chú cún của mình.
Cách huấn luyện chó không đi bậy trong chuồng
Với cách này, bạn sẽ huấn luyện chúng không đi bậy trong chuồng, giữ chuồng được sạch sẽ. Nếu chó ở trong chuồng quá lâu, chúng không thể nhịn việc đi vệ sinh. Vậy nên bạn cần dạy cho chúng ra khỏi chuồng và tập chúng tự vào chuồng lại. Tiếp đó, dạy chúng đi vệ sinh đúng chỗ.
Bạn nên xây dựng thời gian biểu cố định cho chúng, tạo thói quen cho chúng điều chỉnh hành vi. Tương tự, bạn có thể dạy chúng phân biệt nơi ngủ, ăn uống và đi vệ sinh. Từ đó, bạn không cần lo việc chó đi lung tung trong chuồng hay thậm chí là trong nhà.
Cách dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ ngoài trời
Để huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ ở bên ngoài, bạn nên dắt chúng ra ngoài huấn luyện để chúng có thể quen với việc đi vệ sinh ở ngoài. Từ đó, dần tạo thành thói quen cho chúng.
Bạn dắt chúng ra ngoài bằng 1 đường quen thuộc để chúng dần làm quen với trình tự này. Chúng sẽ đánh hơi được chỗ đi ngoài của chúng.
Cách dạy chó đi vệ sinh vào bồn cầu (toilet)
Đầu tiên, bạn cần để ý khu vực cún thường đi vệ sinh. Sau đó dùng tấm lót thấm nước tiểu của cún và đặt vào bồn cầu để thú cưng biết khu vực chúng nên đi vệ sinh.
Bạn dắt cún vào cho chúng ngửi khu vực bồn cầu có mùi nước tiểu. Sau đó hô khẩu hiệu ''tiểu'' hoặc ''ị'' để chúng quen. Bạn thực hiện việc này liên tục để cún quen dần. Khi nào cún muốn đi vệ sinh thì dắt vào, sau khoảng 1 tuần cún sẽ quen.
Như vậy, thông qua đây bạn đã biết cách đối phó khi chó đái bậy rồi đúng không. Paddy hy vọng những cách ở trên có thể áp dụng với chú chó của bạn. Chúc bạn thành công.
Xem Thêm:
-
Giải Đáp: Chi Phí Nuôi Mèo Hàng Tháng Cần Bao Nhiêu?
-
Cách Trị Chó Bị Xà Mâu Hay, Hiệu Quả
-
Top 5 Loại Thuốc Trị Viêm Da Cho Chó
-
Bệnh FIP Ở Mèo Và Cách Phòng Ngừa
-
Mua Thức Ăn Cho Chó Mèo Tại Shop Pet Gần Đây