Theo tín ngưỡng của ông bà ta từ xa xưa đến nay, mỗi năm cứ đến ngày 23 tháng chạp âm lịch, nhà nhà đều làm mâm cúng đưa ông Táo về trời. Đây là lễ cúng rất được coi trọng trong những ngày cuối năm. Tuy nhiên, để làm một mâm cúng đúng chuẩn thì chắc hẳn không phải ai cũng biết. Vậy nên chúng ta cùng tìm hiểu cách chuẩn bị mâm cúng ông Táo ngày 23 tháng chạp đúng để thể hiện lòng kinh trọng của mình.
Theo tín ngưỡng, Táo Quân gồm có 3 vị là hai Táo Ông và một Táo Bà chuyên ghi chép mọi chuyện xảy ra trong gia đình mỗi nhà và cứ đến ngày 23 tháng chạp (23/12 âm lịch) hàng năm sẽ là ngày được người dân Việt Nam làm một mâm cơm cúng để tiễn đưa 3 vị Táo Quân về trời. Đây là thời gian để ông Táo, bà Táo báo cáo với Ngọc Hoàng về những gì tốt xấu mà chúng ta đã làm trong năm qua. Phong tục này đã được người Việt truyền từ thế này sang thế hệ khác và không biết là nó đã bắt nguồn từ đâu. Chỉ biết rằng đây là ngày quan trọng và không thể thiếu được khi những ngày cuối năm gần đến. Và để chuẩn bị được một mâm cúng ông Táo đầy đủ thì mọi người cần ghi nhớ những điều sau đây.
Chuẩn bị lễ vật vàng mã cúng ông Táo
- Thông thường, những lễ vật cần có trên mâm cúng ông Táo gồm: 2 bộ đồ vàng mã dành cho ông và 1 bộ vàng mã dành cho bà. Bộ của 2 ông Táo gồm mão ông có hình hai cánh chuồn phía trên mão và được trang trí bằng nhiều màu sắc, kim tuyến, hình rồng rất sặc sỡ kèm theo bộ đồ giấy, giày dành cho đàn ông. Còn của bà Táo thì mão không có hai cánh chuồng và cũng được làm đầy màu sắc đẹp mắt cùng một bộ đồ giấy, giày dành cho phụ nữ. Có đôi khi để đơn giản hơn một chút, người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mão ông Táo kèm một chiếc áo và một đôi hia giấy. Màu sắc của mão và đồ sẽ thay đổu từng năm theo ngũ hành.
- Tất cả những đồ vàng mã cúng cho ông Táo đều sẽ được đốt hết sau lễ cúng cùng với bài vị cũ để các vị Táo Quân có quần áo mới cũng như cầm theo bài vị lên dân tấu sớ với Ngọc Hoàng. Sau đó, người ta lập một bài vị mới cho Táo Công.
- Người ta còn chuẩn bị thêm giấy tiền vàng bạc và những thỏi vàng giấy để Táo Quân có thể cầm theo cũng như tỏ lòng thành kính của mình.
Chuẩn bị mâm cỗ mặn tiễn đưa Táo Quân
- Mâm cỗ mặn cúng ông Táo cần có:
- 1 dĩa gạo, 1 dĩa muối
- 1 dĩa thịt luộc, 1 chén canh
- 1 dĩa đồ xào, 1 dĩa giò
- 1 dĩa xôi, 1 chén chè (tùy theo từng nơi và gia đình mà lựa chọn xôi chè)
- 1 dĩa hoa quả, 1 ly trà
- 3 chén rượu, 1 bình hoa
- 1 dĩa có lá trầu, quả cau
- 1 xấp giấy tiền, vàng mã
- Mâm cỗ chay: người ta chỉ bỏ đi những món mặn, những món khác vẫn giữ nguyên.
- Bên cạnh đó, nếu nhà nào có trẻ con thì người ta còn cúng cho ông Táo một con gà luộc. Gà này phải là gà cồ vừa mới lớn (mới tập gáy) nhằm ngụ ý mong Táo Quân tấu xin Ngọc Hoàng cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực, khỏe mạnh và hiên ngang như gà cồ.
- Đặc biệt, điều không thể thiếu chính là phương tiện để Táo Quân có thể về trời chính là cá chép. Trong mâm cúng chắc chắn sẽ có 1 con cá chép sống được đặc trong thau nước và dâng cúng lên ông Táo. Với ý nghĩa cá chép hóa rồng sẻ đưa ông Táo về trời được nhanh hơn và sớm tấu lên Ngọc Hoàng sớm hơn. Cá chép sau khi cúng sẽ được đem phóng sinh ở ao hồ hoặc sông tùy vào từng khu vực địa phương. Điều này không chỉ ngoài miền Bắc mà ngay cả miền Nam cũng sủ dụng cá chép.
- Ở miền Trung thì lại có quan niệm ngựa sẽ là phương tiện để đưa ông Táo về trời nhanh nhất nên người ta thường chuẩn bị một con ngựa giấy với đầy đủ dây cương và yên. Sau khi cúng, ngựa sẽ được đốt cùng với đồ mã.
Cách sắp mâm cỗ cúng ông Táo
- Sau khi đã chuẩn bị hết tất cả những món đồ cúng cần thiết, chúng ta cần sắp xếp mọi thứ lên bàn cúng.
- Phía trước chính giữa bàn đặt 1 cái lư gương, bên phải là bình hoa, bên trái là tách (ly) trà. Tiếp đó là 3 ly rượu được xếp ngang hàng với nhau. Giấy tiền, vàng bạc và đồ mão cúng ông Táo cũng để kế bên.
- Các món cúng sắp xếp gọn gàng trên bàn.
Thời gian tiến hành đưa ông Táo về trời
- Theo chuyên gia phong thủy, lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời bẩm báo Ngọc Hoàng những chuyện đã qua. Có nghĩa là trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp âm lịch, các gia đình đã cúng ông Táo rồi.
- Có thể tùy theo điều kiện của từng gia đình mà có thể chọn cúng vào ngày hôm trước tức là ngày 22 tháng Chạp âm lịch hoặc sáng ngày hôm sau 23 tháng Chạp âm lịch.
- Khi cúng, người cúng cần thực hiện các bài khấn vái sau đó cắm nhang và đợi nhang tàn mới có thể đốt giấy và đồ mão cho ông Táo cũng như đem cá chép đi phóng sinh.
Mâm cỗ cúng ông Táo về trời đã trở thành phong tục truyền thống không thể nào thiếu được vào mỗi dịp kết thúc năm cũ và bắt đầu một năm mới. Mọi người hãy lưu lại ngay cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Táo đúng để ông có thể kịp về trời và tấu những lời thỉnh cầu của chúng ta đến Ngọc Hoàng nha.
Có thể bạn quan tâm:
- Các món mứt và rau câu ngon đãi khách dịp Tết
- Địa chỉ mua gà ngon để cúng trong ngày Tết
- Gợi ý mâm cúng chay thịnh soạn cho ngày Tết