Đôi khi các bạn thường lầm tưởng về nhiều thứ Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Cùng EAUT khám phá những hiểu lầm của sinh viên trước khi học quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đó là những gì nhé!
1. Giao tiếp kém không học Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được?
Giao tiếp trong ngành Du lịch không phải kĩ năng mà còn là thái độ trong quá trình làm việc khi bạn tương tác với khách hàng. Cách bạn xử lý tình huống, sử dụng tông giọng hợp lý, ngôn ngữ cơ thể phối hợp để truyền đạt đúng thông điệp trong bầu không khí thân thiện vui vẻ. Giao tiếp tốt chính là một lợi thế khi bạn lựa chọn ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Bên cạnh đó, Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn là môi trường làm việc vô cùng áp lực, có quy trình khép kín nếu không có kỹ năng giao tiếp làm cầu nối sẽ rất khó có hiệu suất công việc hiệu quả.
Muốn làm được điều này, bạn hoàn toàn có thể rèn luyện kỹ năng này dựa trên tố chất sẵn có. Nếu chưa mạnh về kỹ năng giao tiếp bạn bắt buộc phải rèn luyện trong quá trình học tập chứ không thể trông chờ vào sự may mắn hoặc quá chủ quan khi tự tin mình là người khéo nói, lanh lợi.
Vì vậy, nếu có khả năng giao tiếp tốt sẵn thì đó có thể là thế mạnh dành cho bạn. Nhưng nếu chưa tự tin với kỹ năng giao tiếp thì bạn phải cố gắng nhiều hơn để trau dồi kỹ năng này.
Làm thế nào để trau dồi kỹ năng giao tiếp trong ngành du lịch? Trong chương trình học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại EAUT không chỉ đưa kiến thức về văn hoá, lịch sử, điểm đến mà còn chú trọng đào tạo kỹ năng dành cho sinh viên. Bên cạnh đó các bạn có thể tự trau dồi kỹ năng này tại nhà:
+ Rèn luyện cách nói, thể hiện thái độ, làm chủ ngôn ngữ cơ thể: tập nói trước gương, xây dựng các bài nói, luyện nói cùng đám bạn, tham gia các CLB,..
+ Rèn luyện để giữ tâm lý ổn định và phong cách chuyên nghiệp, làm chủ tình huống bằng cách: Xây dựng các tình huống có thể xảy ra => đưa ra cách xử lý
+ Tập tính kiên nhẫn, biết lắng nghe
2. Người hướng nội có học được du lịch
Không phải ngẫu nhiên mà ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn nằm trong lĩnh vực vô cùng rộng lớn “hospitality” (tạm dịch: dịch vụ hiếu khách) với cốt lõi chính là phải khiến khách hàng thực sự hài lòng với dịch vụ. Sự tinh ý, biết lắng nghe và tư duy nhanh nhạy trước cảm xúc, nhu cầu của người khác là tố chất vô cùng quan trọng trong ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn.
Ưu điểm của người hướng nội chính là biết lắng nghe hiểu được nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó người hướng nội với đặc điểm nổi bật đó là rất kiên nhẫn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người làm dịch vụ. Vì vậy nếu bạn là người hướng nội nếu có đam mê với ngành Quản trị du lịch và lữ hành bạn hoàn toàn có thể đăng ký và lựa chọn ngành.
3. Thi ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có khó không?
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành thi khối nào? Tương tự với các trường đào tạo ngành Trường Đại học Công nghệ Đông Á tuyển sinh ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành xét tuyển theo 2 phương thức:
Các khối xét tuyển:
- D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh
- D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
- D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh
- C00: Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý
Khi đã theo học ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành, chương trình học hầu hết là các môn xã hội cần phải nhớ kiến thức và có sự liên kết logic các kiến thức. Hình thức thi của yếu của các học phần trong chương trình học của ngành du lịch đó là tự luận hoặc vấn đáp.
Vì vậy “Thi ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có khó không?” phụ thuộc phần nhiều vào sự cố gắng của các bạn vì khối kiến thức của ngành không quá khó, chỉ cần thuộc và nắm vững kiến thức, liên hệ với các kiến thức xã hội hiện nay, cập nhật những điều mới, thực tế. Ngành không khó chỉ cần các bạn chăm chỉ rèn luyện và tạo cho mình một tác phong chuyên nghiệp, tự tin đúng như khi vào ngành là có thể thành công.
4. Học du lịch có cần giỏi Tiếng Anh hay không?
Tuỳ thuộc vào thị trường và công việc bạn muốn hướng đến. Nếu bạn hướng đến thị trường khách nội địa thì có thể tạm thời chưa cần nhiều đến ngoại ngữ nhưng nếu như muốn tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp thì việc biết ít nhất một ngoại ngữ là điều bắt buộc.
Khi biết Ngoại ngữ bạn vừa có thể dẫn Tour Outbound vừa có thể dẫn Tour Inbound vừa tăng thêm thu nhập vừa mở rộng được kinh nghiệm. Bên cạnh đó biết Tiếng Anh hay một ngoại ngữ nào khác đem đến nhiều lợi ích cho bạn trong ngành du lịch như: phục vụ khách tốt hơn, mở rộng vốn hiểu biết vì vô hình chung khi học thêm một ngôn ngữ bạn cũng ít nhiều sẽ được tìm hiểu về văn hoá nước đó, được đi nhiều nơi hơn (đây chắc chắn sẽ là điều mà dân du lịch cực kỳ yêu thích),…
Như vậy “học du lịch có cần giỏi Tiếng Anh hay không?” chắc chắc câu trả lời là “Có”. Với mỗi ngành nếu biết Tiếng Anh sẽ cho bạn nhiều cơ hội thăng tiến thì đối với ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành thì đây được xem là một trong những yếu tố quyết định nếu bạn muốn “hành nghề” nhất ở mảng du lịch quốc tế.
5. Con gái không theo được ngành du lịch
Không ít những ý kiến cho rằng Con gái không theo được ngành du lịch lâu dài đặc biệt là sau khi lập gia đình vì hạn chế do không có thời gian chăm sóc gia đình.
Ngoài ra việc phải đi nhiều, tiếp xúc với nhiều đoàn khách khác nhau. Bạn sẽ phải xử lý nhiều tình huống như: khách thiếu lịch sự thậm chí có hành động khiếm nhã với mình, việc khách sạn không có phòng riêng dành cho hướng dẫn viên và lái xe,… Đối mặt với những tình huống này đòi hỏi bạn phải có cách xử lý khéo léo tránh gây ra những hiểu lầm không đáng có.
Tuy nhiên học quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành bạn có thể lựa chọn các công việc văn phòng. ít đi lại nhiều như hướng dẫn viên phù hợp với các bạn nữ hơn như: sale tour, điều hành tour,..
6. Chương trình học toàn lý thuyết - “toàn phải học thuộc”
Trên thực tế ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành là một trong những ngành thuộc khối khoa học xã hội vì vậy việc không thể tránh khỏi đó là bạn sẽ phải tiếp xúc với khối lượng lớn các kiến thức “toàn chữ” và có những phần bắt buộc phải nhớ và hiểu để ra trường cũng như bắt kịp để vào nghề.
Tuy nhiên cũng giống như học các môn học khoa học tự nhiên. Việc tiên quyết để nắm vững kiến thức đó là bạn phải hiểu và được thực hành, vận dụng trong thực tế. Và tất cả các môn trong chương trình học của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đều có thiết kế các chuyến đi thực tế, kiến tập hữu ích để các bạn “mắt thấy tai nghe”.
Ví dụ: khi tìm hiểu về một danh lam thắng cảnh thay vì học thuộc những kiến thức được giới thiệu trong giáo trình bạn có thể tìm hiểu từ thực tế đến chính địa điểm đó nghe người dân kể sẽ nhớ lâu và sâu hơn rất nhiều. Về các kiến thức lịch sử bạn có thể đến các bảo tàng để tìm hiểu,..
Đây cũng là một tiêu chí quan trọng khi bạn chọn trường nếu muốn theo ngành này. Bởi nếu kết hợp giữa các chuyến đi thực tế, các hoạt động trải nghiệm nhiều, các CLB, hoạt động trong khoa,… sẽ giúp bạn nắm kiến thức nhanh hơn, bỏ đi cách học thuộc lòng, “học gạo” dễ thuộc mà nhanh quên.
Như vậy, ngành Quản trị dịch vụ du lịch lữ hành không phải là ngành khó bạn hoàn toàn có thể dễ dàng nắm vững các kiến thức bằng các trải nghiệm thực tế nhiều hơn và lựa chọn cách học phù hợp và chọn được một môi trường học tập ĐÚNG để phát triển.
Tại Đại học Công Nghệ Đông Á ngoài thiết kế chương trình học giúp các bạn nắm đủ khối kiến thức lịch sử - văn hoá - địa lý để vào ngành, trường còn lựa chọn phương pháp đào tào theo hướng thực hành ứng dụng: đưa nhiều hơn yếu tố thực hành vào chương trình học (các chương trình kiến tập, thực tập học hỏi ngành, tổ chức các chuyến đi thực tế, liên tục đưa sinh viên đến các bảo tàng, di tích lịch sử, để học hỏi và trải nghiệm,..)
7. Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành và ngành hướng dẫn viên du lịch là hai ngành “same same”
Giải ảo ngay cho 2k3 hiểu nhé! Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành và ngành hướng dẫn viên du lịch là hai ngành “same same but different”. Tức là hai ngành đều phục vụ trong ngành du lịch nhưng có sự khác nhau:
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với chương trình đào tạo chủ yếu là: nghiệp vụ điều hành du lịch, quản trị kinh doanh lữ hành, quản trị nguồn nhân lực, quản trị dịch vụ, xây dựng tuyến điểm,… chuyên sâu về quản trị, hiểu các dịch vụ, tuyến điểm, xây dựng chương trình tour trong ngành du lịch.
Học Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành bạn có thể làm hướng dẫn viên du lịch nhưng bên cạnh đó bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí khác trong ngành như: Điều hành tour, Sale tour,… các vị trí quản lý trong ngành du lịch khác. Thậm chí nếu nhanh nhạy bạn có thể làm việc ở hầu hết các vị trí trong ngành du lịch hoặc bạn có thể chuyển hướng sang khách sạn, nhà hàng đều được.
Nếu lựa chọn ngành Hướng dẫn viên du lịch bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu để trở thành hướng dẫn viên du lịch với các nghiệp vụ như: Nghiệp vụ dẫn tour, kỹ năng hoạt náo, tâm lý du khách, kỹ năng thuyết trình,…
8. Học du lịch cần có ngoại hình???
Học du lịch có cần chiều cao? Học du lịch có cần ngoại hình chuẩn không?
Nếu đang cùng một thắc mắc như trên thì bạn nên nhớ rằng tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá năng lực của một người làm du lịch hay dịch vụ quan trọng nhất chính là kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ. Với lĩnh vực này, chiều cao chỉ là yếu tố cộng thêm về ngoại hình và không ảnh hưởng đến khả năng thăng tiến trong lĩnh vực Du lịch.
Nếu có định hướng làm Hướng dẫn viên du lịch bạn nên chăm chút nhiều hơn với ngoại hình của mình tuy nhiên để đi xa với nghề thì các bạn trẻ cần tập trung trau dồi kiến thức văn hóa, lịch sử, địa lý và liên tục cập nhật những thông tin mới để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Còn với ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì ngành chưa đặt nặng nhiều về vấn đề ngoài hình mà yếu tố quan trọng nhất đó là kỹ năng và nghiệp vụ. Điều này bạn hoàn toàn có thể trau dồi trong quá trình học tập đúng không?
9. Ảnh hưởng Covid, học Du lịch dần ít có cơ hội việc làm sau khi ra trường
2K3 cần nhớ:
Tình hình hiện tại chỉ là tạm thời không phải là mãi mãi và tiềm năng phát triển ngành vẫn còn rất lớn
Ngành ‘công nghiệp không khói’ của Việt Nam nằm trong TOP 10 danh sách các quốc gia tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới năm 2019 theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) => Chúng ta có đủ nền tảng để phát triển sau Covid
Hơn nữa trong thời kỳ Covid-19, Việt Nam là một trong những đất nước kiểm soát dịch rất tốt và được cả thế giới chú ý với hình ảnh điểm đến an toàn và thanh bình. Điều này mở ra cơ hội lớn đối với ngành Du Lịch khi thu hút các du khách nước ngoài. Chính là thời điểm “vàng” để Du lịch phục hồi và phát triển mạnh mẽ hơn.
Với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng du khách quốc tế lẫn nội địa cho thấy tương lai đầy hứa hẹn khi các chuyến bay dần được nối lại và du khách không ngần ngại chi cho các dịch vụ có chất lượng, kèm theo là nhu cầu nhân lực chất lượng cao ngày càng tăng cao. Vì vậy các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có thể tự tin đóng góp một phần sức trẻ của mình để cùng “Du lịch hồi sinh” bạn nhé!
10. Học du lịch tốn nhiều tiền vì phải đi thực tế
Mỗi môn học đều có cần có sự đầu tư và đầu tư cho tương lai thì khó có thể nói “đắt hay rẻ” phụ thuộc rất lớn vào sự nhanh nhạy nắm bắt của mỗi người. Và bạn nên nhớ “những gì chúng ta có được dễ dàng thì cũng dễ dàng rời đi”. Chỉ có những điều chúng ta phải trải qua trực tiếp mới là những bài học chúng ta nhớ lâu nhất.
Học du lịch chúng ta sẽ được trải nghiệm nhiều hơn một chút, sớm hơn một chút. Hơn nữa mỗi một chuyến đi sẽ đem đến cho chúng ta những trải nghiệm, bài học khác nhau. Vì vậy tuổi trẻ chúng ta sẽ được kéo dài hơn một chút.
Tạm kết câu chuyện “đắt hay rẻ” xin được để mỗi bạn chiêm nghiệm. Lựa chọn theo ngành là không thể thiếu những chuyến đi và hãy làm sao để cho những chuyến đi thực sự “đáng giá” bạn nhé! Chúc bạn thành công với Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành!
NỘP HỒ SƠ