Trang chủ » GIẬT 3 TẦNG QUÀ - IN DẤU TIẾNG ANH
Để có một bài thuyết trình tiếng Anh thu hút và ấn tượng với người nghe, các bạn phải kết hợp nhiều yếu tố. Trong đó, bạn không thể bỏ qua cấu trúc cần thiết khi thuyết trình tiếng Anh và những câu từ hấp dẫn nhất để chinh phục người tham dự.
Cụ thể, cấu trúc đó là như thế nào? Hãy cùng NATIVEX khám phá nhé!
Xem thêm:
- 70 mẫu câu thuyết trình tiếng Anh giúp bạn tự tin như chuyên gia
- Tất tần tật những điều bạn cần biết khi thuyết trình bằng tiếng Anh
1. Cấu trúc của một bài thuyết trình bằng tiếng Anh
Một bài thuyết trình bằng tiếng Anh cần phải có cấu trúc thật đơn giản và hợp lý. Bạn cần tránh sự phức tạp, dài dòng, lan man và đưa ra những thông tin không cần thiết. Một cấu trúc lý tưởng cho bài thuyết trình tiếng Anh bao gồm:
- Phần giới thiệu và đưa ra thông tin chính của toàn bài thuyết trình.
- Phần ý chính được triển khai.
- Phần kết luận và tóm lược lại nội dung toàn bài thuyết trình.
Để có một bài thuyết trình tiếng Anh tốt, trước tiên bạn cần hiểu cấu trúc tạo nên nó.
2. Những cấu trúc và mẫu câu hữu ích khi thuyết trình bằng tiếng Anh
2.1. Phần giới thiệu
Đây là nơi để người trình bày giải thích nội dung và mục đích của toàn bài thuyết trình. Nó rất quan trọng và quyết định xem bài nói của bạn có được sự quan tâm, chú ý của người nghe hay không. Vì vậy, bạn cần có được sự tự tin và nêu được các ý chính trong phần giới thiệu này:
- Khởi đầu tích cực bằng một câu chào hỏi: ‘Good afternoon, my name is Adam and…’ (Chào buổi chiều, tôi là Adam và…)
- Nêu những điều sẽ được thảo luận: ‘I am going to explore…’ (Tôi đang khám phá về…)
- Nêu những dẫn chứng được áp dụng cho chủ đề của bài thuyết trình (các ví dụ để so sánh, đối chiếu, đánh giá, mô tả): ‘I will be comparing the four main principles of…’ (Tôi sẽ so sánh 4 nguyên tắc cơ bản của…)
- Nếu kết quả đạt được của bài thuyết trình: ‘I hope this will provide us with …’ (Tôi hy vọng điều này sẽ cung cấp cho chúng ta…’
- Nêu những gì người nghe có thể sẽ phải làm hoặc được làm (Ví dụ như họ có thể đặt câu hỏi hay không hoặc họ có cần ghi chép điều gì quan trọng không).
Trong phần giới thiệu, điều quan trọng nhất là sự tự tin và tính hấp dẫn trong từng lời nói. Điều này sẽ giúp bạn truyền năng lượng vào bài thuyết trình của mình. Để tự tin hơn trong thuyết trình tiếng Anh, hãy học cách phát âm tiếng Anh thật chuẩn và chính xác nhé!
2.2. Phần nội dung chính
Đây chính là phần quan trọng nhất vì là lúc để bạn nêu ra những luận điểm chính của bài thuyết trình. Khi lập kế hoạch cho bài thuyết trình, bạn nên ghi chú các nghiên cứu và tạo ra một danh sách hoặc tóm tắt những ý chính mà bản thân muốn đưa ra. Điều này giúp bạn truyền đạt thông điệp rõ ràng và hiệu quả đến người nghe.
Sau khi đã xác định được những ý chính trong bài thuyết trình, bạn nên tìm thông tin để bổ trợ cho nó. Ví dụ: Bạn có thể làm lập luận của mình mạnh mẽ hơn qua việc sử dụng sơ đồ, biểu đồ hoặc liên kết ý chính với một ví dụ cụ thể trong cuộc sống… Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc sử dụng thông tin bổ trợ là để thêm “màu sắc” cho bài thuyết trình nhưng không được làm mất đi sự mạch lạc mà vẫn phải tập trung vào chủ đề chính.
Khi bắt đầu thuyết trình, bạn có thể nói:
- As you know/ As you are aware,… (Như các bạn biết đấy,…)
- I will start with some background/ general information about… (Tôi sẽ bắt đầu với một vài thông tin chung/ cơ bản về…)
Để sắp xếp các phần nội dung chính, hãy dùng:
- Firstly, … Secondly,… Thirdly,… Finally/ Lastly… (Thứ nhất,… Thứ hai, … Thứ ba,… Cuối cùng,…)
- First of all, …/ First and foremost,… / The first thing I want to talk about is… Then,… Next,… Finally,… (Trước hết, … / Đầu tiên và quan trọng nhất,… / Điều đầu tiên tôi muốn nói đến là… Sau đó,… Tiếp theo,… Cuối cùng,…)
- To start with… Later… To finish up… (Bắt đầu với … Sau đó… Và để kết thúc…)
Sử dụng các câu sau khi muốn kết thúc một luận điểm hay một phần nhỏ trong bài:
- That’s all that I want to say about… (Đó là tất cả những điều tôi muốn nói về…)
- Well, we have looked at… (Vâng, chúng ta vừa xem qua phần…)
Để bắt đầu một luận điểm khác, các bạn có thể dùng các mẫu câu sau để chuyển ý:
- Now, I would like to move on to… (Bây giờ, tôi sẽ chuyển sang phần…)
- The next point I want to look at is… (Điểm tiếp theo tôi muốn xem xét là …)
- Now let me turn to… (Bây giờ để tôi chuyển sang …)
Nếu trong bài thuyết trình của các bạn có các đồ thị, bảng số liệu, hay ảnh minh họa, bạn nên sử dụng các cách nói khác nhau để hướng người đọc chú ý tới những phần này như sau:
- As you can see in this picture,… (Như quý vị có thể thấy trong bức ảnh này,…)
- This graph shows you… (Biểu đồ này cho mọi người thấy…)
- This table/ chart illustrates the figures… (Bảng/ Biểu đồ này minh họa các số liệu…)
- If you look at this picture/ chart/ table/ graph, you can see… (Nếu nhìn vào ảnh/ biểu đồ/ bảng/ đồ thị này, bạn có thể thấy…)
Sau khi để khán giả có thời gian tiếp xúc thị giác với những hình ảnh bạn vừa đưa ra, bạn có thể giải thích lý do tại sao chúng lại quan trọng:
- This clearly shows… (Điều này cho thấy rõ ràng…)
- After looking at this, you can understand… (Sau khi xem qua thứ này, bạn có thể hiểu…)
2.3. Phần kết luận
Đây là một phần thiết yếu để bạn tóm tắt nội dung, mục đích chính của bài thuyết trình. Đồng thời, nó cũng cung cấp một cái nhìn tổng quát về những gì bài thuyết trình đã đạt được và tạo ra sự ghi nhớ lâu dài cho người nghe. Các yếu tố quan trọng của phần kết luận bao gồm:
- Nêu tổng thể về các chủ đề và mục đích của bài thuyết trình: ‘In this presentation I wanted to explore…’ (Trong bài thuyết trình này, tôi muốn khám phá…).
- Nêu kết luận hoặc các khuyến nghị được rút ra từ bài thuyết trình: ‘I hope to have been able to show that the effect of ….’ (Tôi hy vọng có thể chỉ ra hiệu ứng của…).
- Nêu chỉ dẫn cho các giai đoạn tiếp theo sau bài thuyết trình: ‘This does of course highlight the need for further research in the area of…’ (Điều này tất nhiên sẽ làm nổi bật sự cần thiết phải nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực…).
- Nêu chỉ dẫn về những việc người nghe có thể sẽ làm tiếp theo (đặt câu hỏi, thảo luận hoặc làm việc theo nhóm…): I would now like to give you the opportunity to ask questions … (Bây giờ tôi muốn mọi người có cơ hội để đặt câu hỏi…).
- Lời cảm ơn đến người nghe vì sự quan tâm của họ: Thank you very much for listening (Cảm ơn rất nhiều vì đã lắng nghe).
Tại phần kết luận, bạn cũng nên tạo ra ấn tượng bằng sự tự tin và hấp dẫn trong lời nói. Nó sẽ giúp củng cố niềm tin cho người nghe về một bài thuyết trình ấn tượng và hữu ích.
Một bài thuyết trình tiếng Anh cần có cấu trúc được xây dựng cẩn thận, rõ ràng, cụ thể mới có thể nhận được sự chú ý và tán dương từ người nghe. Trên đây là cấu trúc hoàn chỉnh của một bài thuyết trình tiếng Anh mà bạn có thể áp dụng cho các bài thuyết trình tiếp theo để có kết quả tốt hơn.
Để nâng cao khả năng thuyết trình bằng tiếng Anh, bạn có thể luyện nói hàng ngày mọi lúc mọi nơi với giảng viên từ NativeX - giải pháp học tiếng Anh giao tiếp trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á. Hãy liên hệ ngay với NativeX để trải nghiệm và tiến bộ từng ngày bạn nhé!