Có khá nhiều người hiện đang làm dốc cho xe ô tô lên nhà theo cảm tính, thông số không chuẩn nên khi xe leo lên thường bị đụng gầm. Điều này có thể gây va chạm ảnh hưởng đến xe và buộc phải đập đi xây lại, tiêu tốn thời gian, công sức và tiền bạc. Để bản thân không rơi vào tình huống này, hãy cùng tìm hiểu cách tính độ dốc chính xác của ô tô để cho thiết kế đường xe lên dốc chuẩn xác, tiết kiệm hơn nhé!
Tại sao phải tính độ dốc chính xác của ô tô?
Không ít người mua xe lần đầu còn chưa tìm hiểu và không hiểu hết tầm quan trọng của việc tính toán độ dốc phù hợp. Độ dốc này thực ra không có khái niệm chuyên ngành nào mà hiểu đơn giản cần tính chuẩn để có thể dắt xe vào nhà một cách dễ dàng, không bị đụng chạm.
Đối với các bạn ở khu vực có diện tích lớn thì đường đi vào gara không có gì đáng nói, cũng không cần băn khoăn gì về độ dốc xe. Nhưng với các bạn cần tối ưu diện tích và gara để xe ở tầng hầm thì việc tính toán đoạn dốc cho xe đi lên là cực kỳ cần thiết. Mục đích là để di chuyển xe vào nhà dễ dàng không va chạm, đồng thời tiết kiệm diện tích, tiền bạc.
Bên cạnh đó, việc thiết kế đường lên dốc cho xe theo cảm tính thường sẽ gặp một số vấn đề không ai mong muốn như:
- Khi lên dốc xe rất dễ bị va quệt gây trầy xước.
- Mũi xe bị đụng đầu với mặt đường khi xuống dốc.
- Gầm xe sẽ va chạm với đỉnh dốc khi đang nằm giữa dốc.
Việc biết cách tính toán đường dốc cho xe lên xuống chính xác và phù hợp theo đó cần được chú trọng. Đừng để đến lúc làm xong xuôi hết mới phát hiện ra không chuẩn và phải đập đi xây lại, vừa tốn công, vừa tốn sức, tốn tiền.
Cách tính độ dốc chính xác của xe ô tô
Để tính toán độ dốc chính xác của xe ô tô, chúng ta có thể áp dụng theo những phương pháp được hướng dẫn. Cụ thể như sau:
Lý thuyết tính toán độ dốc cơ bản
Khi chúng ta đưa xe lên dốc, sẽ có 2 trường hợp lên xuống dốc gây va chạm là:
- Trường hợp 1: Đụng đầu mũi xe với mặt đường khi xuống dốc
- Trường hợp 2: Gầm xe va chạm với đỉnh dốc khi đang ở giữa dốc
Trong khi đó, các loại xe ô hiện nay thường có chiều dài từ mũi xe đến bánh trước ngắn hơn ½ chiều dài cơ sở của xe. Vậy nên ở trường hợp 1, bạn chỉ cần cho xe xuống dốc chậm và đều là được. Còn trường hợp 2 thì phải xử lý và phòng tránh bằng cách tính toán cho chuẩn xác mới có thể dễ dàng điều khiển xe.
Các thông số tính toán của đường dốc cho ô tô
Với chiếc xe mua về, chủ sở hữu có thể tìm hai thông số chính liên quan đến độ dốc xe bằng việc sử dụng quyển sách thông số kỹ thuật của xe hoặc cũng có thể tra trực tiếp trên mạng bằng vài thao tác đơn giản. Trong đó:
- Khoảng sáng gầm xe (là khoảng cách nhỏ nhất tính từ gầm xe đến mặt đường): Kí hiệu là H
- Chiều dài cơ sở của xe (là khoảng cách giữa 2 trục của bánh xe): Ký hiệu là L
Các bước tính độ dốc chính xác của ô tô
Sau khi hiểu rõ 2 thông số trên, chúng ta sẽ tính góc tối đa của đường dốc theo các bước sau:
Bước 1: Tính góc tối đa của đường dốc bằng cách áp dụng công thức:
αmax = 2ARCTAN(2H/L)
Trong đó:
- αmax: Là góc dốc lớn nhất (đơn vị đo là Radian)
- ARCTAN: Là TAN nghịch đảo của 1 số
Ví dụ:
Xe Hyundai Elantra có thông số chiều dài x rộng x cao tương ứng là 4.62 x 1.8x 1.45 mm, chiều dài cơ sở L=2700mm, khoảng sáng gầm xe: H=150mm. Áp dụng công thức trên ta có thể tính được góc tối đa của đường dốc:
αmax = 2ARCTAN(2H/L) = 2ARCTAN(2×150/2.700) =0,22 Radian = 0,22 x 180o /3.14 = 12,68 độ
Góc này là góc dốc lớn nhất nên khi chọn dốc, chủ xe cần chọn góc dốc αmax bé hơn 12.68 độ thì xe Hyundai Elantra mới không bị chạm gầm khi lên xuống gara.
Bước 2: Tính chiều dài đường dốc tối thiểu nếu biết chiều cao hoặc ngược lại
Có 2 trường hợp xảy ra ở đây:
Trường hợp 1: Nếu nền nhà của bạn cao hơn mặt đường một khoảng là h thì chiều dài tối thiểu đường dốc cần tính (lmin) là:
lmin = h/TAN(αmax)
Trường hợp 2: Nếu đã biết chiều dài đường dốc là l, để biết chiều cao tối đa hmax của nền nhà, bạn sử dụng công thức:
hmax = l x TAN(αmax)
Lúc này, để đảm bảo xe lên xuống mà không bị chạm gầm, bạn chọn chiều dài của đường dốc lớn hơn chiều dài tối thiểu hoặc độ cao của nền nhà thấp hơn độ cao tối đa theo tính toán bên trên là được.
Cách tính độ dốc xe ô tô trên phần mềm Excel
Bên cạnh cách tính trên, chúng ta cũng có thể tính độ dốc xe ô tô trên phần mềm excel theo công thức và ví dụ như sau:
Tính góc dốc tối đa:
- Đơn vị radian: =2*ATAN(2*H/L)
- Đơn vị độ: = DEGREES(2*ATAN(2*H/L))
Trong đó:
- H: Khoảng sáng gầm xe
- L: Chiều dài cơ sở của xe
Áp dụng cho xe Hyundai Elantra có thông số chiều dài x rộng x cao tương ứng là 4.62 x 1.8x 1.45 mm, chiều dài cơ sở L=2700mm, khoảng sáng gầm xe: H=150mm.
- Góc dốc tối đa (radian) = 2*ATAN(2*150/2700) = 0.22
- Góc dốc tối đa (độ) = DEGREES(0.22) = 12.68
Tính chiều dài tối thiểu đường dốc khi biết độ cao của nền nhà
Chiều dài tối thiểu (mm) = (Chiều cao từ mặt đường tới nền nhà)/TAN(Góc dốc tối đa).
Tương tự với xe Hyundai Elantra như trên có chiều cao từ mặt đường tới nền nhà là 450m thì:
Chiều dài tối thiểu (mm) = 450/TAN(0.22) = 2000
Tính chiều dài tối đa đường dốc khi biết độ cao nền nhà
Chiều dài tối đa = (Chiều dài đường dốc)*TAN(Chiều cao từ mặt đường tới nền nhà).
Tương tự với xe Hyundai Elantra như trên có chiều dài đường dốc 3000 mm:
Chiều dài tối đa (mm) = 3000*TAN(0.22) = 675.000
Những điều cần lưu ý khi làm cầu để cho ô tô vào nhà
Ngoài việc nắm rõ cách tính toán như hướng dẫn bên trên, trong quá trình thiết kế gara xe ở tầng hầm hay nói cách khác là làm dốc cho xe ô tô vào nhà, bạn cũng cần lưu ý một vài vấn đề quan trọng như sau:
Độ dốc lên xuống cho xe ô tô
Theo tiêu chuẩn xây dựng hiện nay, độ dốc xuống hầm gara cần đảm bảo không dốc quá 15-20% so với chiều sâu của hầm.
Ví dụ: Nếu hầm của nhà bạn sâu 1m thì chiều dài dốc hầm phải lớn hơn hoặc bằng 5m. Chiều cao này cần tính từ mép của tầng hầm vuông góc với mặt đường dốc để đảm bảo xe ô tô gầm thấp không bị chạm gầm khi lên xuống.
Chống trơn trượt cho bề mặt dốc
Dốc được xây dựng để cho ô tô vào nhà cần đảm bảo tuyệt đối về độ an toàn, chống trơn trượt trên bề mặt vì có thể làm bánh xe lăn xuống vượt ngoài tầm kiểm soát, gây nguy hiểm khó lường.
Cụ thể, bạn có thể áp dụng cách giải quyết vấn đề này khá hiệu quả, đang được lựa chọn ở gần như toàn bộ hầm để xe ô tô là thiết kế các rãnh xẻ chống trơn cùng với vật liệu hoàn thiện bề mặt. Đồng thời, ở đầu và cuối dốc phải cắt nước hoàn toàn để đảm bảo nước không thấm được xuống hầm gây trơn trượt.
Đảm bảo an toàn cho xe lẫn người
Nếu bạn đang sinh sống ở trong những khu nhà phố có khoảng cách rất gần đường thì cần thiết kế dốc lên xuống cho xe ô tô không nên quá gần so với đường giao thông. Nguyên nhân là vì khi đi từ dốc lên, nếu gặp đường giao thông đột ngột sẽ rất dễ xảy ra tai nạn nguy hiểm đến tính mạng.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách tính độ dốc chính xác cho ô tô. Mong rằng sau khi theo dõi, bạn đã có thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm hữu ích để làm gara cho ô tô tại nhà.
Đừng quên tiếp tục theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hơn về việc học thi bằng lái hay điều khiển, sử dụng xe an toàn trong cuộc sống đời thực. Hoặc nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay hotline, bạn sẽ được hỗ trợ tư vấn và giải đáp chi tiết trong thời gian sớm nhất!
Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ 9573
- Địa chỉ: 351 Phố Vọng, Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
- Website: https://thibanglaixe.com.vn
- Email: 9573.com.vn@gmail.com
- Số điện thoại: 0375 979 573