Nhớ tới Bến Tre là nhớ tới những vườn dừa mênh mông, xanh ngút ngàn ở “xứ sở dừa của Việt Nam”. Có nhiều bạn chưa biết Bến Tre ở miền nào, Bến Tre thuộc miền Tây hay miền Nam... Cùng tìm hiểu về vị trí địa lý tỉnh Bến Tre trong bài viết dưới đây!
1. Bến Tre ở miền nào? Bến Tre thuộc miền Tây hay miền Nam?
Tỉnh Bến Tre ở đâu? Tỉnh Bến Tre thuộc miền nào?
Bến Tre là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long - miền Tây của Việt Nam.
Tỉnh Bến Tre có tọa độ địa lý từ 9°48' - 10°20' vĩ độ Bắc và từ 105°57’ - 106°48' kinh độ Đông.
Có bạn thắc mắc Bến Tre là tỉnh hay thành phố, thành phố Bến Tre thuộc tỉnh nào. Tỉnh Bến Tre có 09 đơn vị hành chính cấp huyện là:
- 01 thành phố: Bến Tre
- 08 huyện: Mỏ Cày Bắc; Mỏ Cày Nam; Chợ Lách; Châu Thành; Bình Đại; Ba Tri; Giồng Trôm; Thạch Phú.
Trong đó, TP Bến Tre là trung tâm chính trị - hành chính - kinh tế - văn hoá của tỉnh.
2. Bến Tre giáp tỉnh nào?
Khi tìm hiểu Bến Tre ở miền nào, bạn có biết Bến Tre giáp tỉnh nào, Bến Tre gần tỉnh nào?
- Phía Bắc của tỉnh Bến Tre giáp với tỉnh Tiền Giang, có chung ranh giới là nhánh sông Tiền.
- Phía Nam giáp với tỉnh Trà Vinh.
- Khu vực phía Tây giáp với tỉnh Vĩnh Long, có chung ranh giới là sông Cổ Chiên.
- Phía Đông giáp với biển Đông, đường bờ biển có chiều dài 65 km.
Bến Tre cách TP HCM bao nhiêu km?
Tỉnh Bến Tre cách TP HCM khoảng 90 km và cách TP Cần Thơ khoảng 110 km.
Bến Tre cách Hà Nội bao nhiêu km: Khoảng hơn 1.700 km.
Bến Tre cách Cần Thơ bao nhiêu km: Khoảng 110 - 130 km tùy vào tuyến đường đi.
Tỉnh Bến Tre ở đâu trên bản đồ?
Ý nghĩa vị trí địa lý tỉnh Bến Tre
Tỉnh Bến Tre nằm ở vị trí thuộc khu vực tam giác hệ thống sông Tiền nên rất thuận lợi về giao thông đường thủy. Bến Tre có 4 hệ thống sông chính hướng ra biển Đông cùng với hệ thống kênh rạch là các trục giao thông quan trọng kết nối kinh tế tỉnh Bến Tre với các tỉnh, thành thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
3. Điều kiện tự nhiên tỉnh Bến Tre
Khi tìm hiểu Bến Tre ở miền nào, có nhiều bạn cũng muốn biết thêm về điều kiện tự nhiên và các tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Bến Tre.
Bến Tre có diện tích là bao nhiêu?
Tỉnh Bến Tre có tổng diện tích tự nhiên là 2.394 km2.
3.1. Điều kiện địa hình
Tỉnh Bến Tre được hình thành bởi cù lao Minh, cù lao Bảo, cù lao An Hóa; và do phù sa từ 4 nhánh của sông Cửu Long bồi tụ. Bốn nhánh sông là: sông Tiền có chiều dài 83 km; sông Ba Lai có chiều dài 59 km; nhánh sông Hàm Luông có chiều dài 71 km; và sông Cổ Chiên có chiều dài 82 km.
Tỉnh Bến Tre có địa hình bằng phẳng, có rải rác những giồng cát xen kẽ với các ruộng, vườn. Tỉnh Bến Tre không có rừng cây lớn mà chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ở khu vực ven biển và các cửa sông.
Khi nhìn từ trên cao xuống, tỉnh Bến Tre có hình giẻ quạt với đầu nhọn nằm ở phía thượng nguồn; còn các nhánh sông lớn giống như hình nan quạt xòe rộng ra về phía Đông.
3.1. Đặc điểm khí hậu
Tỉnh Bến Tre có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Khí hậu trong năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa (kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau).
Nhiệt độ trung bình năm khoảng từ 26°C - 27°C. Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 2.000 - 2.300 mm.
Mặc dù có vị trí tiếp giáp với biển Đông nhưng tỉnh Bến Tre ít bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Khí hậu - thời tiết ở Bến Tre ôn hòa, mát mẻ quanh năm.
3.2. Điều kiện thuỷ văn, sông ngòi
Nằm ở hạ lưu của dòng sông Mekong, tiếp giáp với biển Đông, tỉnh Bến Tre có mạng lưới sông ngòi và kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 6.000 km. Bến Tre là tỉnh có mật độ sông ngòi cao nhất cả nước với 2,7 km/km2.
Hệ thống kênh rạch này tạo thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy; hệ thống thủy lợi; phát triển kinh tế vườn, kinh tế biển; và trao đổi hàng hóa với các tỉnh lân cận.
Từ Bến Tre, tàu bè có thể di chuyển đến TP HCM và tỉnh, thành miền Tây; và ngược lại, tàu bè từ TP HCM về các tỉnh, thành miền Tây đều phải đi qua Bến Tre.
3.3. Tài nguyên đất
Tỉnh Bến Tre có nguồn tài nguyên đất phong phú với nhiều loại đất như:
- Đất phù sa: khoảng 26,9% diện tích của toàn tỉnh;
- Đất mặn: có diện tích lớn nhất - 43,11% diện tích của toàn tỉnh;
- Loại đất cát: khoảng 6,4%;
- Đất phèn: 6,74%.
Trong nhiều năm qua, tỉnh Bến Tre đã thực hiện nhiều công trình thau chua rửa mặn, cải tạo đất đai để sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên này.
4. Đặc điểm KT-XH tỉnh Bến Tre
Khi tìm hiểu Bến Tre ở miền nào, những thông tin về đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre sẽ giúp bạn biết rõ hơn về địa phương này.
Được hình thành bởi các cù lao và phù sa sông, Bến Tre là một tỉnh nông nghiệp. Thế mạnh của tỉnh là kinh tế vườn và kinh tế biển.
Với chiều dài bờ biển 65 km, tỉnh Bến Tre có nhiều thuận lợi cho hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản với nhiều loại thủy sản phong phú như: tôm, cá, mực, cua, nhuyễn thể…
Tỉnh Bến Tre cũng là vùng đất phù sa trù phú, là vựa lúa lớn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ngành nông nghiệp của tỉnh Bến Tre có nhiều loại nông sản có giá trị cao. Những năm qua, tỉnh đã tập trung xây dựng chuỗi giá trị trên các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh là: dừa; chôm chôm; nhãn; bưởi da xanh; tôm biển…
Đặc biệt, Bến Tre còn được biết tới là “xứ sở dừa của Việt Nam". Đây là nơi có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước với khoảng 78.195 ha (tính đến tháng 5/2023).
Trên đây là những thông tin tham khảo giúp bạn hiểu rõ hơn về “xứ dừa" Bến Tre khi tìm hiểu Bến Tre ở miền nào, Bến Tre giáp tỉnh nào… Trong những năm gần đây, tỉnh Bến Tre đang tập trung phát triển ngành du lịch với các loại hình du lịch sinh thái, sông nước để khai thác tốt hơn nữa các tiềm năng tự nhiên - kinh tế - xã hội của tỉnh.
Mạnh Hùng
Xem thêm:
- Hậu Giang thuộc miền nào?
- Bạc Liêu thuộc miền nào?
- Tỉnh Kiên Giang thuộc miền nào?